Chào mừng quý khách đã đến với Trang Thông tin điện tử Cục Thống kê TP.Cần Thơ - Địa chỉ: 8A Nguyễn Văn Cừ, Phường An Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Trang chủ
           Giới thiệuv
Tin tức sự kiệnv
Lĩnh vực chuyên mônv
Ấn phẩm thống kê
Văn bản pháp lý
Văn bản của thành phố
Văn bản của Cục
Văn bản của Ngành
Văn bản của Nhà nước
Tin tức & Sự kiện
Tình hình KT-XH tháng 3 và Quý I năm 2024 - 27/03/2024

 1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, thời tiết thuận lợi, giá lúa đang có xu hướng tăng và năng suất thu hoạch cao hơn so cùng kỳ; tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm ổn định, không xảy ra dịch bệnh; sản lượng thu hoạch thủy sản tăng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I/2024 tăng 0,78% so với quý trước và tăng 4,03% so với cùng kỳ năm 2023. Chủ yếu tăng ở nhóm sản phẩm nông nghiệp tăng 7,25% so với cùng kỳ năm trước, nhóm sản phẩm lâm nghiệp giảm 2,79%, nhóm mặt hàng sản phẩm thủy sản khai thác và thủy sản nuôi trồng giảm 4,53% so với cùng kỳ năm 2023.

a) Nông nghiệp

Quý I năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung chăm sóc, thu hoạch lúa đông xuân và xuống giống lúa hè thu 2024; giá phân bón ổn định, giá lúa tăng dẫn đến thu nhập của người trồng lúa tăng so cùng kỳ; dịch bệnh có xảy ra trên một số cây trồng nhưng được kiểm soát, khống chế sự bùng phát trên diện rộng. Tiếp tục phát triển cây ăn quả chủ lực theo quy hoạch vùng chuyên canh chất lượng cao.

- Trồng trọt

Cây lúa: Lúa đông xuân đã xuống giống 72.814 ha giảm 2,95% hay 2.214 ha so với vụ cùng kỳ năm trước do chuyển đổi qua trồng cây lâu năm, cây màu vụ Xuân và xây dựng hạ tầng kinh tế... Đến 15/3 đã thu hoạch 67.074 ha, ước năng suất đạt 74,96 tạ/ha, tăng 0,35 tạ/ha so vụ đông xuân năm 2023; dự kiến vụ lúa sẽ kết thúc thu hoạch vào cuối tháng 3/2024.

Giá bán lúa tươi vụ đông xuân tăng khoảng 16-19% so cùng kỳ do nhu cầu nhập gạo thị trường Philippines tăng cao và nguyên nhân chủ yếu là nông dân đã chuyển đổi trồng các giống lúa chất lượng cao, lúa cao sản.

Lúa hè thu đã xuống giống 46.251 ha đạt 67% so với kế hoạch và cao hơn 1.843 ha so với cùng kỳ.

Chỉ số giá sản xuất nhóm lúa khô tăng 0,84% so với quý trước và tăng 12,18% so với cùng kỳ, do giá xuất khẩu gạo và tỷ giá đồng USD tăng; giá bình quân quý I/2024 của lúa chất lượng cao vụ đông xuân là 8.668 đồng/kg.

Cây hàng năm khác:  Tổng diện tích gieo trồng rau, màu, đậu các loại lũy kế quý I/2024 5.222 ha. Trong đó, cây rau 3.715 ha, cây đậu các loại gieo trồng được 387 ha, cây bắp gieo trồng được 347 ha, diện tích gieo trồng tăng/giảm lần lượt là cây rau giảm 13,46%, cây đậu giảm 0,77% và cây bắp tăng 6,77% so với cùng kỳ.

Cây lâu năm: Tổng diện tích quý I/2024 ước đạt 26.523 ha, tăng 2,07% (+538 ha) so cùng kỳ 2023. Trong đó, diện tích cây ăn quả 25.200 ha, chiếm tỷ trọng 95,01% trong tổng diện tích cây lâu năm, tăng 0,31 điểm phần trăm so cùng kỳ năm trước (năm 2023 chiếm 94,70%); các sản phẩm đặc trưng có thương hiệu gồm các loại cây trồng như: Dâu Hạ Châu Phong Điền, sầu riêng, xoài Cát Hòa Lộc Sông Hậu, nhãn, vú sữa Phong Điền... góp phần nâng cao giá trị sản phẩm gắn kết tiêu thụ, tăng lợi thế cạnh tranh và có tiềm năng lớn phát triển du lịch sinh thái.

Trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 94 mã số vùng trồng. Chỉ số giá sản xuất sản phẩm từ cây lâu năm tăng 3,21% so với quý trước và tăng 2,77% so với cùng kỳ năm trước, do quý I/2024 là trái vụ của một số loại cây có múi và nhu cầu tiêu thụ các loại cây có tính giải nhiệt trong mùa nắng nóng tăng.

- Chăn nuôi

Tiếp tục phát triển chăn nuôi trang trại, tập trung theo chuỗi khép kín, an toàn sinh học; phát triển chăn nuôi theo quy trình VietGAHP. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố không xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm (bệnh tai xanh ở heo, dịch tả heo Châu Phi, Viêm da nổi cục ở trâu, bò, lở mồm long móng gia súc và cúm gia cầm). Chỉ số giá sản xuất chăn nuôi trong quý I/2024 tăng 0,03% so với quý trước và tăng 0,88% so với cùng kỳ năm trước.

Tại thời điểm tháng 3/2024, tổng đàn heo 127.126 con, tăng 4,23% so cùng kỳ, với 53.626 con lợn xuất chuồng, ước sản lượng thịt hơi đạt 5.356 tấn, thấp hơn cùng kỳ 0,24%; đàn bò 4.225 con, giảm 2,04%; đàn gia cầm 2.075 nghìn con, tăng 0,89% so cùng kỳ năm trước, ước sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 2.131 tấn trong đó, sản lượng thịt gà xuất chuồng quý I/2024 ước 837 tấn, tăng 8,70% so cùng kỳ; sản lượng trứng gia cầm 28.417 nghìn quả, tăng 33,55%, trong đó sản lượng trứng gà 1.742 nghìn quả, tăng 3,14% so cùng kỳ 2023.

Giá heo hơi tại Cần Thơ ngày 18/3/2024 khoảng 59-60 nghìn đồng/kg; gà ta khoảng 85-90 nghìn đồng/kg, vịt hơi khoảng 42-47 nghìn đồng/kg.

b) Lâm nghiệp

Ngành Nông nghiệp luôn tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn chăm sóc các cây đã trồng những năm trước và trồng mới cây lâm nghiệp ở những vùng đất nhỏ lẻ ven các tuyến lộ giao thông nông thôn. Ước tính quý I/2024, toàn thành phố đã trồng được 252 nghìn cây phân tán, tăng 30,57% so cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác ước khoảng 1,26 nghìn m3 giảm 3,53%. Củi khai thác khoảng 13,49 nghìn ste giảm 6,53% so cùng kỳ năm trước.

c) Thủy sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản đến ngày 15/3 (không bao gồm diện tích sản xuất giống) ước đạt 2.596 ha, tăng 26,43% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích nuôi cá tra thâm canh, bán thâm canh ước đạt 494 ha, tăng 3,56% hay 17 ha so cùng kỳ 2023 do giá bán tăng so tháng trước; diện tích các loại cá như: cá trê, cá rô, điêu hồng, chép...thả nuôi lũy kế được 2.102 ha, tăng 33,29% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng sản lượng thủy sản tháng Ba ước đạt 23.687 tấn, tăng 8,28% so cùng kỳ, lũy kế quý I/2024 khoảng 45.910 tấn, tăng 4,89% so cùng kỳ năm trước, trong đó: Sản lượng thủy sản nuôi trồng nội địa ước đạt 45.484 tấn, tăng 4,90% so cùng kỳ (trong đó cá tra đạt 43.000 tấn, tăng 4,54% so cùng kỳ năm trước); sản lượng thủy sản khai thác nội địa ước đạt 426 tấn, tăng 4,16% so cùng kỳ.

Chỉ số giá sản xuất nhóm sản phẩm thủy sản tăng 0,51% so với quý trước, giảm 4,53% so với cùng kỳ năm 2023.

Hiện nay, giá bán cá tra nguyên liệu ở mức 29.000 - 30.000 đồng/kg (kích cỡ 800g-1kg/con), tăng 2.500 đồng/kg so với tháng trước.  

Giá cá tra giống dao động từ 35.000 - 37.000 đồng/kg, tăng khoảng 7.000 -8.000 đồng/kg so với tháng 01/2024, trong đó cá giống kích cỡ 2 cm chiều cao thân - mẫu 30 con/kg giá từ 35.000 - 36.000 đồng/kg, giá cá giống 1,5 cm chiều cao thân - mẫu 70 con/kg giá từ 36.000 - 37.000 đồng/kg.

2. Sản xuất công nghiệp

Ngành công nghiệp ước quý I/2024 tăng nhẹ 2,13% so với cùng kỳ năm trước. Ngành chế biến, bảo quản thủy sản có dấu hiệu khôi phục và phát triển; sản xuất thuốc lá; sản xuất đồ uống không cồn; SX trang phục; SX sản phẩm từ cao su tăng so cùng kỳ, tình hình sản xuất và chế biến thủy sản. Tuy nhiên ngành sản xuất giày dép, SX giấy và sản phẩm từ giấy… khó khăn trong việc kiếm đơn hàng mới, sản xuất sắt thép giảm do nhu cầu thị trường xuất khẩu giảm.

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP): Ước thực hiện tháng 3/2024 tăng 25,15% so tháng trước và chỉ tăng 1,45% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 1,10%; ngành phân phối điện tăng 2,43% và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải, nước thải tăng 4,38% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung quý I/2024, IIP ước tăng 2,13% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,67%, ngành phân phối điện tăng 3,51% và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải, nước thải tăng 4,07%. Trong quý, ngành may mặc đã có tín hiệu tích cực của thị trường như nhận được hợp đồng mới nên tuyển thêm lao động. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản, bia, in ấn, sản xuất giấy và bao bì từ giấy tiếp tục gặp những khó khăn lớn về đơn hàng đầu ra sản phẩm, giá nguyên liệu, mức cầu thị trường giảm…Cụ thể: Sản xuất (SX) chế biến thực phẩm chỉ tăng 2,01%, ngành in ấn giảm 4,99%, SX kim loại (sắt, thép) giảm 9,17%;... do từ đầu năm đến nay chưa có đơn hàng mới hoặc chỉ nhận được những đơn hàng nhỏ; các công trình xây dựng hạ tầng kinh tế, nhà ở mới đẩy mạnh hoạt động đã ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp sản xuất sắt, thép; và thời gian nghỉ Tết của nhiều doanh nghiệp kéo dài…đã ảnh hưởng đến chỉ số sản xuất công nghiệp của thành phố.  

Quý I/2024, một số sản phẩm tăng đáng kể so cùng kỳ, như: Tôm đông lạnh tăng 30,92%, thức ăn gia súc tăng 26,82%, quần áo may sẵn tăng 90,46%, bao và túi dùng để đóng gói hàng từ nguyên liệu dệt khác tăng 11,10%, Đinh, đinh mủ, ghim dập tăng 6,06%; điện thương phẩm tăng 11,44%; nước uống được tăng 8,82%;…do các doanh nghiệp chế biến thủy sản, may mặc của thành phố đã nhận được hợp đồng xuất khẩu sang thị trường một số nước Châu Âu, Châu Á; ngành chăn nuôi phát triển đã tác động đến tăng trưởng của SX thức ăn gia súc…

Song song với những sản phẩm tăng, cũng còn một số sản phẩm sản xuất
giảm so với cùng kỳ, cụ thể như: Xay xát gạo giảm 2,69%, SX thức ăn thủy sản giảm 19,38%, Bia đóng lon giảm 22,44%; thùng, hộp bằng bìa cứng (trừ bìa nhãn) giảm 9,99%;... do giá lúa thời gian qua không ổn định, giá xuất khẩu phi lê đông lạnh thấp, nhu cầu tiêu thụ bia giảm mạnh trong Tết 2024 đã ảnh hưởng đến sản xuất các ngành trên. Dự báo quý II/2024 các ngành xay xát gạo sẽ khởi sắc trở lại do nhu cầu thế giới tăng.

Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Ước tháng 3/2024 tăng 25,96% so với tháng trước và giảm 14,00% so với tháng cùng kỳ. Tính chung quý I/2024, chỉ số tiêu thụ giảm 4,23% so với cùng kỳ.

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Tại thời điểm 01/3/2024 tăng 12,87% so với tháng cùng kỳ và tăng 1,83% so với tháng trước. Một số ngành, sản phẩm có chỉ số tồn kho tăng mạnh so với cùng kỳ như: Tôm đông lạnh tăng 19,93%; SX thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tăng 18,73%;  SX sắt, thép tăng 33,65%;... do các doanh nghiệp nhận được ít đơn hàng nhưng vẫn duy trì sản xuất.

Bên cạnh những sản phẩm có chỉ số tồn kho tăng vẫn có nhiều ngành có chỉ số tồn kho giảm so với tháng trước, như: Sản xuất bia; thuốc lá; may trang phục; sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) …

Tóm lại, Các ngành có chỉ số sản xuất cao nhưng chỉ số tiêu thụ giảm thì chỉ số tồn kho cao với những nguyên nhân trên.

Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp: Ước tháng 3/2024 tăng 0,35% so với tháng trước và tăng 1,88% so với cùng kỳ năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước ước tăng 5,98%; doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 1,80% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 7,11% so cùng kỳ năm trước. Lũy kế quý I/2024 chỉ số sử dụng lao động tăng 0,77% so quý cùng kỳ 2023. Trong đó: Lao động doanh nghiệp nhà nước tăng 5,35%, DN ngoài nhà nước giảm 2,36% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 4,99%. Do số lao động quay trở lại nhà máy tăng và các DN may mặc, SX giày dép mở rộng quy mô sản xuất và đơn hàng tăng hơn so cùng kỳ năm trước.

Xu hướng hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý I/2024 so với quý trước cho thấy đa số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Dự kiến quý II/2024 so với quý I/2024 có 40% DN đánh giá xu hướng tốt hơn và chỉ 20% đánh giá tình hình vẫn còn khó khăn.

Về khối lượng sản xuất, có 24% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất của doanh nghiệp quý I/2024 tăng so với quý trước; 38% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm. Xu hướng quý II/2024 so với quý I/2024, có 40% số doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất tăng; 17% số doanh nghiệp dự báo giảm.

Về đơn đặt hàng mới, 22,11% số doanh nghiệp đánh giá doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng mới quý I/2024 tăng so với quý trước; 32,63% số doanh nghiệp đánh giá đơn đặt hàng mới giảm. Xu hướng quý II/2024 so với quý I/2043, có 38,54% số doanh nghiệp dự báo đơn đặt hàng mới sẽ tăng; 13,54% số doanh nghiệp dự báo giảm.

Về đơn đặt hàng xuất khẩu, quý I/2024 so với quý trước, có 20,83% số doanh nghiệp khẳng định số đơn hàng xuất khẩu cao hơn; 22,92% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu giảm. Xu hướng quý II/2024 so với quý I/2024, có 43,75% số doanh nghiệp dự kiến tăng đơn hàng xuất khẩu; 12,50% số doanh nghiệp dự kiến giảm.

Về khối lượng thành phẩm tồn kho, quý I/2024 so với quý trước, có 18% số doanh nghiệp khẳng định lượng hàng tồn kho tăng; 26% số doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho giảm. Xu hướng quý II/2024 so với quý I/2024 có 14% số doanh nghiệp dự kiến lượng hàng tồn kho tăng; 25% số doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho dự kiến giảm.

Tóm lại, qua kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý I/2024 cho thấy đa số doanh nghiệp đang kỳ vọng vào thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước trong thời gian tới, tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2024 được nhận định không quá khả quan hơn thời gian quan qua.

3. Đầu tư và xây dựng

Trong quý I/2024, Thành phố tập trung chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư, các đơn vị thi công tăng cường nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án trọng điểm. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 10,52% so với cùng kỳ năm trước.

a) Vốn đầu tư phát triển

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội quý I/2024 ước đạt 6.308,06 tỷ đồng, tăng 10,52% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn nhà nước đạt 1.779,35 tỷ đồng, tăng 6,96%; nguồn vốn ngoài nhà nước đạt 4.121,01 tỷ đồng, tăng 8,81% và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 407,70 tỷ đồng, tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 03/2024 ước đạt 573,54 tỷ đồng, tăng 33,06% so với tháng trước và tăng  18,15% so cùng kỳ năm 2023. Ước tính quý I/2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 1.495,79 tỷ đồng, bằng 18,73% kế hoạch năm và tăng 14,89% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước cấp thành phố đạt 972,92 tỷ đồng, bằng 19,06% kế hoạch năm và tăng 16,05% so với cùng kỳ năm trước; vốn ngân sách nhà nước cấp quận, huyện đạt 522,87 tỷ đồng, bằng 18,13% kế hoạch năm và tăng 12,79% so với cùng kỳ.

Những tháng đầu năm 2024, các dự án thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách do Trung ương quản lý chủ yếu thi công các công trình chuyển tiếp từ năm trước, đa số là các dự án nâng cấp, kiểm soát, cải tạo nguồn nước, thủy lợi thông luồng trên các hệ thống kênh rạch chính giúp cho tàu bè lớn dễ dàng lưu thông và phục vụ sản xuất nông nghiệp; một số dự án cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc của các cơ quan Trung ương; các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách địa phương quý I/2024 chủ yếu thi công xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường, trường học và trụ sở cơ quan; ngoài ra, còn nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước đầu tư bổ sung vốn lưu động, mua sắm tài sản cố định và cải tạo, xây dựng lắp đặt nhà xưởng để phục vụ sản xuất kinh doanh.

Nguồn vốn ngoài nhà nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cụ thể: Vốn đầu tư của các doanh nghiệp tập trung xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà xưởng mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm tài sản cố định, bổ sung vào nguồn vốn lưu động để phục vụ sản xuất kinh doanh; vốn đầu tư của dân cư chủ yếu là đầu tư xây dựng, sửa chữa lại nhà ở, một số đầu tư cải tạo, trồng mới vườn cây ăn trái, hoặc thuê đất trồng lúa; vốn đầu tư từ những dự án do liên doanh giữa những tổng công ty, tập đoàn trong nước và nước ngoài được cấp phép đầu tư, xây dựng trên địa bàn thành phố, cụ thể là dự án xây dựng khu công nghiệp VSIP, dự án sẽ tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách thành phố, kéo người lao động đang làm việc tại Hồ Chí Minh, Đông Nam bộ quay về địa phương; và vốn đầu tư từ các dự án xây dựng nhà máy, trụ sở làm việc, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Công ty TNHH năng lượng môi trường EB (Cần Thơ) đầu tư mua sắm tài sản cố định để phục vụ sản xuất kinh doanh ước quý I/2024 là 0,72 tỷ đồng.

Tình hình thực hiện các dự án trọng điểm và dự án khác được thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách trên địa thành phố:

Có 02 dự án trọng điểm của Trung ương trên địa bàn thành phố, cả hai công trình đều mang tính chiến lược phát triển Vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung, thành phố Cần Thơ nói riêng, cụ thể: (1) Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, giai đoạn 1, dự án thành phần 2 đoạn qua địa bàn thành phố Cần Thơ, do Ban Quản lý dự án làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư 9.845 tỷ đồng, được thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, đến nay dự án đã bàn giao 99,27% mặt bằng để phục vụ thi công. (2) Dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn ngang thành phố Cần Thơ - Hậu Giang, có tổng mức đầu tư hơn 10.370 tỷ đồng và chỉ có 1 gói thầu xây lắp.

Một số dự án trọng điểm sử dụng vốn đầu tư công: (1) Dự án phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị (dự án 3), đây là một trong 8 dự án trọng điểm, có tổng mức đầu tư hơn 9.167 tỷ đồng (đã điều chỉnh), được thực hiện bằng nguồn vốn ODA, do Ban Quản lý ODA thành phố Cần Thơ làm chủ đầu tư, kế hoạch vốn năm 2024 được giao 1.875,8 tỷ đồng; (2) Dự án đường Vành đai phía Tây nối liền quốc lộ 91 và quốc lộ 61C, do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư 3.837,7 tỷ đồng, đây là dự án thuộc nhóm A loại dự án công trình đô thị, kế hoạch vốn năm 2024 được giao 310 tỷ đồng (đã điều chỉnh); (3) Dự án cải tạo, mở rộng 5 nút giao trọng điểm trên địa bàn quận Ninh Kiều, có tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án và phát triển quỹ đất quận Ninh Kiều làm chủ đầu tư; (4) Dự án khu tái định cư quận Ninh Kiều, có tổng mức đầu tư khoảng 460 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án và phát triển quỹ đất quận Ninh Kiều làm chủ đầu tư; (5) Dự án kè sông Trà Nóc, có tổng mức đầu tư hơn 272 tỷ đồng, do Chi cục Thủy Lợi làm chủ đầu tư.

b) Thu hút đầu tư trong nước và trực tiếp nước ngoài (FDI)

Thu hút đầu tư trong nước (ngoài khu công nghiệp): Tháng Ba thành phố chưa thu hút được dự án mới. Lũy kế quý I năm 2024, có 01 dự án mới được Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, vốn đầu tư đăng ký 150 tỷ đồng. Lũy kế đến hiện nay có 91 dự án được Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư đang triển khai thực hiện, tổng diện tích sử dụng đất khoảng 1.909,7 ha.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Trong tháng Ba và quý I năm 2024, thành phố Cần Thơ chưa cấp mới dự án. Lũy kế trên địa bàn thành phố hiện có 81 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 2.274,97 triệu USD (Trong đó: Khu Công nghiệp 29 dự án, tổng vốn đăng ký 611,98 triệu USD; ngoài Khu Công nghiệp 52 dự án, tổng vốn đăng ký 1.662,99 triệu USD).

c) Công tác giải ngân

Tính đến ngày 20/3/2024, tình hình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã giải ngân được 1.488,05 tỷ đồng đạt 18,07% so với kế hoạch năm. Trong đó, các nguồn vốn đầu tư công do thành phố quản lý giải ngân được 1.487,27 tỷ đồng, đạt 18,06% so với kế hoạch năm 2024, cụ thể: Cấp thành phố giải ngân đạt 21,43% KH; cấp quận huyện giải ngân đạt 11,83% KH.

d) Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Tháng Ba năm 2024, cấp mới đăng ký kinh doanh cho 162 doanh nghiệp các loại hình với tổng vốn đăng ký 751,259 tỷ đồng. Lũy kế quý I năm 2024, cấp mới đăng ký kinh doanh cho 351 doanh nghiệp, đạt 19,5% KH; tổng vốn đăng ký 2.749,8 tỷ đồng, đạt 21,15% KH. So cùng kỳ năm 2023, số doanh nghiệp đăng ký giảm 10,23% và số vốn đăng ký mới tăng 38,9%.

Tính từ ngày 01/01/2024 đến 29/02/2024, tình hình biến động giải thể, bỏ địa điểm kinh doanh, tạm ngưng với tổng số 1.066 doanh nghiệp. Trong đó số doanh nghiệp giải thể, bỏ địa chỉ kinh doanh... với tổng số 188 doanh nghiệp (trong đó: 9 doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể; 80 DN chờ làm thủ tục giải thể; 99 DN bỏ địa điểm kinh doanh); và số doanh nghiệp ngừng hoạt động có thời hạn là 878 DN.

e) Hoạt động xây dựng

Giá trị sn xut ngành xây dng quý I/2024 (theo giá hin hành) ước đạt 6.315,65 t đồng, tăng 9,67% so vi cùng k, gim 2,99% so vi quý trước. Trong đó, khu vc doanh nghip ngoài nhà nước đạt 4.301,89 t đồng, tăng 10,05% so vi cùng k, tăng 9,17% so vi quý trước; khu vc loi hình khác đạt 1.976,76 t đồng, tăng 8,13% so vi cùng k và giảm 20,79% so vi quý trước.

Từ đầu năm đến nay, tình hình thi công các công trình xây dựng cơ bản khá thuận lợi. Hiện tại hầu hết các doanh nghiệp xây lắp đang quyết liệt thi công những công trình chuyển tiếp từ năm 2023, nhiều đơn vị xây lắp đang tranh thủ mùa khô đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình. Bên cạnh những thuận lợi vẫn còn những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động xây lắp trên địa bàn thành phố, việc thiếu hụt nguồn cát san lắp mặt bằng ở những công trình trọng điểm, cũng ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng nhà ở khu vực dân cư, người dân xây dựng mới nhà ở phải chi trả chi phí san lắp cao so với trước kia, việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện luật đấu thầu cũng ảnh hưởng tiến độ triển khai những công trình xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách.

Giá trị sn xut ngành xây dng quý I/2024 (theo giá so sánh) ước đạt 3.774,85 t đồng, tăng 9,47% so vi cùng k, gim 3,09% so vi quý trước. Trong đó, công trình nhà đạt 1.581,96 t đồng, gim 31,47% so vi cùng k, gim 6,12% so vi quý trước; công trình nhà không để đạt 690,55 t đồng, tăng 63,56% so vi cùng k, gim 16,50% so vi quý trước; công trình k thut dân dng đạt 1.225,62 t đồng, tăng 124,95% so vi cùng k, tăng 14,60% so vi quý trước và hot động xây dng chuyên dng đạt 276,73 t đồng, tăng 60,02% so vi cùng k, gim 11,79% so vi quý trước.

4. Thương mại, dịch vụ, du lịch

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Ba tăng 6,50% so với tháng trước và tăng 10,03% so cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2024 tăng 7,81% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, có đóng góp tích cực của ngành du lịch lữ hành tăng cao nhất 57,72% so với quý I/2023.

Tổng mc bán l hàng hóa và doanh thu dch v tiêu dùng tháng 3/2024 ước đạt 10.719,65 tỷ đồng, tăng 6,50% so với tháng trước và tăng 10,03% so với cùng kỳ. Tính chung quý I/2024 ước đạt 31.357,84 t đồng, tăng 7,81% so với cùng kỳ.

Bán lẻ hàng hóa: Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 3/2024 ước đạt 7.751,65 tỷ đồng, tăng 6,41% so với tháng trước, tăng 12,11% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù nhu cầu tiêu dùng giảm so với tháng Tết (chủ yếu các mặt hàng lương thực, thực phẩm), nhưng doanh thu hầu hết các nhóm hàng đều tăng so với tháng trước và cùng kỳ năm 2023, trong đó chỉ có 4 nhóm giảm so với tháng cùng kỳ (Hàng may mặc giảm 21,93%; ô tô các loại giảm 12,52%; hàng hóa khác giảm 8,17%; phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả phụ tùng) giảm 0,33%). Doanh thu quý I/2024 ước đạt 22.712,93 tỷ đồng, tăng 8,40% so cùng kỳ. Một số nhóm hàng có doanh thu tăng cao so với cùng kỳ như: Đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 23,86%; hàng hóa khác tăng 21,91%; lương thực, thực phẩm tăng 18,78%; vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 16,28%,...

Lưu trú, ăn uống: Tháng 3/2024 ước đạt 1.370,29 tỷ đồng, tăng 4,20% so với tháng trước, tăng 10,40% so với cùng kỳ. Quý I/2024, doanh thu lưu trú, ăn uống ước đạt 3.974,73 tỷ đồng, tăng 9,05% so với cùng kỳ. Trong đó: Dịch vụ lưu trú ước đạt 409,37 tỷ đồng, tăng 43,76% so với cùng kỳ; dịch vụ ăn uống ước đạt 3.565,35 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ 6,11% so với cùng kỳ.

Du lịch lữ hành: Du lịch Cần Thơ trở mình mạnh mẽ với nhiều hình thức mới đến với du khách; các khách sạn, khu nghỉ dưỡng tổ chức nhiều chương trình ẩm thực, nghệ thuật…độc đáo như: Victoria Resort Cần Thơ (quận Ninh Kiều) tổ chức tiệc buffet bánh trái Nam Bộ trong khuôn viên dọc bờ sông Hậu, mang lại trải nghiệm thú vị cho du khách, nhất là khách nước ngoài. Nổi bật hơn tại Làng du lịch Mỹ Khánh, thu hút hàng chục ngn khách du xuân so với cùng kỳ năm 2023, với trò chơi mới, cảm giác mạnh lần đầu tiên có mặt tại ĐBSCL - thảm trượt phao khô Cầu Vồng tại công viên sắc màu. Du khách được ngồi trên những chiếc phao và đưa mình vào cuộc phiêu lưu đầy hứng khởi từ đỉnh cao 20 m. Doanh thu du lịch lữ hành tháng 3/2024 ước đạt 37,02 tỷ đồng, giảm 13,86% so với tháng trước, tăng 13,91% so với cùng kỳ. Quý I/2024 ước đạt 113,93 tỷ đồng, tăng 57,72% so với cùng kỳ.

Dịch vụ khác: Hoạt động dịch vụ khác trong và sau Tết sôi động trở lại, doanh thu dịch vụ tháng 3/2024 ước đạt 1.560,69 tỷ đồng, tăng 9,71% so với tháng trước và tăng 0,41% so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2024, ước đạt 4.556,25 tỷ đồng, tăng 3,20% so với cùng kỳ.

5. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ

Từ đầu tháng Ba nhiều chương trình khuyến mại kích cầu tiêu dùng, được tổ chức đồng loạt ở các doanh nghiệp, hệ thống siêu thị, cửa hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ nhân dịp 8/3. Tại các chợ truyền thống, nguồn cung hàng hóa đa dạng và phong phú, tuy không có hoạt động giảm giá nhưng do nguồn hàng dồi dào nên giá cả cũng phần nào ổn định hơn và thậm chí là giảm, đặc biệt là những nhóm hàng lương thực thực phẩm.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Tháng 3 năm 2024, tăng 0,40% so với tháng trước; tăng 3,43% so với tháng cùng kỳ năm trước, tăng 1,37% so với tháng 12 năm trước; Chỉ số giá bình quân 3 tháng đầu năm tăng 3,05% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 9 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước như: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,59%; May mặc, mũ nón và giày dép tăng 1,66%; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,47%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,21%; Thuốc, dịch vụ y tế tăng 0,01%; Giao thông tăng 0,21%; Bưu chính viễn thông tăng 0,18%; Giáo dục tăng 0,01%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,24%. Có 2 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá giảm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,04%; Văn hóa, Giải trí và du lịch giảm 0,10%.

Chỉ số giá tiêu dùng quý I/2024 tăng 0,87% so với quý trước, tăng 3,05% so với quý cùng kỳ và tăng 11,98% so với kỳ gốc 2019.

So với quý trước (quý IV/2023), trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 9 nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng giá: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,95%; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,79%; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,85%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,19%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%; Giao thông tăng 0,62%; Giáo dục tăng 0,47%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2,45%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,22%. Có 2 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá giảm: May mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,83%; Bưu chính viễn thông giảm 0,13% so với quý trước.

Các nguyên nhân tác động đến giá CPI tháng Ba năm 2024

Chỉ số giá tháng 3 tăng nhẹ so với tháng trước, chủ yếu tăng ở nhóm may mặc mũ nón và giày dép do hầu hết các sản phẩm quần áo may sẵn đều kết thúc chương trình khuyến mãi giảm giá, sản phẩm về giá gốc ban đầu. Nhóm Nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng có chỉ số giá tăng ở mặt hàng nước sạch sinh hoạt. Riêng nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có chỉ số giá giảm ở mặt hàng gạo, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm… Đối với nhóm văn hóa giải trí và du lịch cũng có chỉ số giá giảm ở mặt hàng hoa tươi.

Các nguyên nhân tác động đến giá CPI quý I năm 2024

Trong quý, đa số các nhóm hàng hóa dịch vụ đều có chỉ số giá tăng, đặc biệt là nhóm văn hóa giải trí và du lịch tăng mạnh ở nhóm du lịch trọn gói do nhu cầu tăng cao, nhóm hoa tươi cây cảnh cũng có chỉ số giá tăng vào dịp Lễ Tết; nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng ở mặt hàng đồ trang sức (vàng 18k) theo xu hướng giá vàng miếng sjc và vàng nhẫn; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng chủ yếu ở mặt hàng vật liệu xây dựng do nhu cầu xây dựng và sửa chữa nhà ở tăng cao trong dịp cuối năm, đặc biệt là chỉ số giá nước tăng mạnh do áp dụng mức giá nước mới. Thêm vào đó, giá gas cũng có chỉ số giá tăng vì điều chỉnh giá bán lẻ. 02 nhóm có chỉ số giá giảm là may mặc, mũ nón, giày dép và nhóm bưu chính viễn thông do các đơn vị kinh doanh khuyến mãi giảm giá vào dịp Tết và các ngày đặc biệt trong quý như dịp Lễ tình nhân 14/2 và Quốc tế phụ nữ 8/3.

Chỉ số giá vàng: Tăng 4,96% so với tháng trước, tăng 23,47% so với cùng kỳ năm trước, tăng 9,22% so với tháng 12 năm trước; Chỉ số giá vàng quý I/2024 tăng 9,07% so với quý trước, tăng 18,75% so với quý cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá vàng tăng là do giá vàng thế giới tăng mạnh và lên đỉnh cao lịch sử trong tuần đầu tháng 3 trong bối cảnh nhiều ngân hàng Trung ương trên thế giới, trong đó Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có khả năng sẽ đưa ra các chính sách tiền tệ nới lỏng hơn. Điều này đã ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nước, giá vàng nhẫn và vàng miếng SJC không chỉ được hỗ trợ bởi cú bứt phá của vàng trên thị trường quốc tế mà còn nhờ tỷ giá USD/VND đang tăng mạnh trên thị trường tự do làm cho giá vàng quy đổi từ quốc tế cũng cao hơn trước.

Chỉ số giá đô la Mỹ: Tăng 0,82% so với tháng trước, tăng 4,11% so với cùng kỳ năm trước, tăng 1,69% so với tháng 12 năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ quý I/2024 tăng 0,55% so với quý trước, tăng 3,85% so với quý cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tăng do tăng trưởng mạnh mẽ và lạm phát khó khăn khiến các nhà giao dịch đẩy lùi kỳ vọng về thời điểm ngân hàng trung ương Hoa Kỳ sẽ bắt đầu nới lỏng. Ngoài ra, chỉ số giá tăng còn do yếu tố mùa vụ và nhu cầu ngoại tệ bắt đầu tăng trở lại, chỉ số USD tăng do trên thị trường quốc tế, tâm điểm vẫn dồn vào các dữ liệu việc làm và lạm phát của Mỹ để đánh giá lộ trình giảm lãi suất của Fed trong năm 2024.

6. Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông

Tổng doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát tháng 3/2024 ước đạt 602,12 tỷ đồng, tăng 13,61% so với tháng trước và tăng 14,12% so với cùng kỳ . Ước tính quý I/2024, tổng doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát đạt 1.640,26 tỷ đồng, tăng 10,72% so với cùng kỳ, cụ thể: Vận tải hành khách ước đạt 408,26 tỷ đồng, tăng 4,05% so cùng kỳ; vận tải hàng hóa ước đạt 901,54 tỷ đồng, tăng 11,75%; dịch vụ kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 267,05 tỷ đồng, tăng 15,66%; dịch vụ bưu chính, chuyển phát ước đạt 63,41 tỷ đồng, tăng 23,46% so cùng kỳ.

Vận tải hành khách: Số hành khách vận chuyển tháng 3/2024 ước đạt 1.931,62 nghìn hành khách, tăng 1,04% so với tháng trước và tăng 26,39% so với cùng kỳ năm trước. Số lượt hành khách luân chuyển ước đạt 206.893,10 nghìn lượt hành khách.km, tăng 15,37% so với tháng trước và tăng 17,83% so với cùng kỳ. Quý I/2024, số hành khách vận chuyển ước đạt 5.516,05 nghìn hành khách, tăng 21,81% so với cùng kỳ. Số lượt hành khách luân chuyển ước đạt 569.572,66 nghìn lượt hành khách.km, tăng 21,71% so với cùng kỳ.

Vận tải hàng hóa: Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng 3/2024 ước đạt 1.655,04 nghìn tấn, tăng 5,23% so với tháng trước và tăng 25,41% so với cùng kỳ. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 223.232,18 nghìn tấn.km, tăng 5,80% so với tháng trước và so với cùng kỳ tăng 33,80%. Quý I/2024, khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 4.750,25 nghìn tấn, tăng 12,08% so với cùng kỳ. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 650.175,31 nghìn tấn.km, tăng 12,74% so với cùng kỳ.

Bưu chính, viễn thông: Doanh thu bưu chính, chuyển phát tháng 3/2024 ước đạt 20,52 tỷ đồng, giảm 0,57% so tháng trước và tăng 15,77% so với cùng kỳ. Quý I/2024, doanh thu bưu chính, chuyển phát ước đạt 63,41 tỷ đồng, tăng 23,46% so cùng kỳ.

 

7. Tài chính, ngân hàng

a) Thu, chi ngân sách

Thu ngân sách nhà nước: Tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện đến ngày 20/3/2024 đạt 3.689,57 tỷ đồng, bằng 20,17% dự toán HĐND thành phố giao, tăng 20,66% so với cùng kỳ. Cụ thể một số khoản thu chính như sau:

- Thu nội địa đạt 2.737,80 tỷ đồng, bằng 22,66% so với dự toán HĐND thành phố giao, tăng 19,63% so với cùng kỳ. Trong đó: Thu từ doanh nghiệp nhà nước đạt 155,65 tỷ đồng, đạt  13,71% dự toán, giảm 55,24% so với cùng kỳ; thu từ khu vực ngoài nhà nước đạt 725,70 tỷ đồng, đạt 26,55% dự toán, tăng 40,55% so với cùng kỳ; thu từ khu vực đầu tư nước ngoài đạt 384,76 tỷ đồng, đạt 33,46% dự toán, tăng 62,15% so với cùng kỳ.

- Thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 52,42 tỷ đồng, bằng 16,49% so với dự toán HĐND thành phố giao, giảm 9,63% so với cùng kỳ.

Chi ngân sách địa phương: Tổng chi ngân sách địa phương thực hiện đến ngày 20/3/2024 đạt 5.945,85 tỷ đồng, bằng 29,14% dự toán HĐND thành phố giao, tăng 5,67% so với cùng kỳ. Trong đó:

- Chi cho đầu tư phát triển đạt 4.478,48 tỷ đồng, đạt 35,42% dự toán, tăng 3,97% so với cùng kỳ.

- Chi thường xuyên đạt 1.466,06 tỷ đồng, bằng 20,66% dự toán, tăng 11,20% so với cùng kỳ. Trong đó: Chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề đạt 598,06 tỷ đồng, bằng 20,07% so với dự toán và tăng 17,93% so với cùng kỳ; chi cho sự nghiệp y tế đạt  85,58 tỷ đồng, bằng 22,60% so với dự toán và tăng 15,49% so với cùng kỳ.

 

b) Ngân hàng

Trong quý I/2024, mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay trong quý liên tục giảm so với đầu năm. Vốn huy động và dư nợ cho vay quý I/2024 giảm. Nguồn vốn huy động giảm 3,02% chủ yếu do tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế giảm 6,28% (giảm gần 2.900 tỷ đồng), tiền gửi ngoại tệ giảm 16,28% (gần 500 tỷ đồng), tiền gửi tiết kiệm của người dân chỉ giảm nhẹ 0,95% so với đầu năm. Tổng dư nợ cho vay giảm 1,05%, nguyên nhân chung là do mùa vụ. Thông thường yếu tố mùa vụ vào quý IV hoạt động kinh tế sẽ sôi động hơn nên kéo theo tín dụng tăng trưởng mạnh, riêng trong tháng 12/2023 tăng trưởng tín dụng rất cao đạt 4,80%, tháng 01 và tháng 02 là tháng Tết nên hoạt động tín dụng không tăng như quý trước.

Vốn huy động: Đến cuối quý I/2024, vốn huy động ước đạt 114.200 tỷ đồng, giảm 3,02% so với đầu quý. Trong đó: Vốn huy động VNĐ là 111.700 tỷ đồng, chiếm 97,81%, giảm 2,67% và ngoại tệ là 2.500 tỷ đồng, chiếm 2,19%, giảm 16,28% so với đầu quý; Vốn huy động ngắn hạn từ 12 tháng trở xuống là 101.700 tỷ đồng, chiếm 89,05%, giảm 3,03%; và vốn huy động trên 12 tháng là 12.500 tỷ đồng, chiếm 10,95%, giảm 2,94% so với đầu quý.

Tổng dư nợ cho vay: Đến cuối quý I/2024, tổng dư nợ cho vay ước đạt 154.800 tỷ đồng, giảm 1,05% so với đầu quý. Nợ xấu là 4.000 tỷ đồng, chiếm 2,58% tổng dư nợ.

Phân theo loại tiền: Dư nợ cho vay VNĐ 147.800 tỷ đồng, chiếm 95,48%, giảm 0,51% so với đầu quý; dư nợ cho vay ngoại tệ 7.000 tỷ đồng, chiếm 4,52% tổng dư nợ cho vay, giảm 11,20% so với đầu quý.

Phân theo thời hạn: Dư nợ cho vay ngắn hạn 95.000 tỷ đồng, chiếm 61,37%, giảm 1,82% so với đầu quý; dư nợ cho vay trung dài hạn 59.800 tỷ đồng, chiếm 38,63% tổng dư nợ cho vay, tăng 0,20% so với đầu quý.

Phân theo chương trình tín dụng:

- Cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn: dư nợ là 46.200 tỷ đồng, chiếm 29,84% tổng dư nợ, giảm 1,08% so với đầu quý.

- Cho vay xuất khẩu: dư nợ là 16.800 tỷ đồng, chiếm 10,85% tổng dư nợ, tăng 1,90% so với đầu quý.

- Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: dư nợ là 35.200 tỷ đồng, chiếm 22,74% tổng dư nợ, tăng 0,04% so với đầu quý.

- Cho vay công nghiệp hỗ trợ: dư nợ là 800 tỷ đồng, chiếm 0,52%, giảm 2,08% so với đầu quý.

- Cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao: dư nợ là 70 tỷ đồng, chiếm 0,05%, giảm 2,78% so với đầu quý.

- Cho vay nuôi trồng và thu mua, chế biến thủy sản: dư nợ là 12.700 tỷ đồng, chiếm 8,20% tổng dư nợ, tăng 2,07% so với đầu quý, trong đó dư nợ cho vay nuôi trồng, chế biến cá tra là 6.500 tỷ đồng, tăng 3,09% so với đầu quý.

- Cho vay thu mua lúa, gạo: dư nợ là 18.400 tỷ đồng, chiếm 11,89%, tăng 1,05% so với đầu quý.

8. Các vấn đề xã hội

a) Lao động, việc làm

Lực lượng lao động trong quý IV/2023 là 616.746 lao động, ước quý I/2024 tăng khoảng 0,4% tương đương 2.467 lao động. Thị trường lao động có nhiều tín hiệu tích cực, thành phố Cần Thơ không chỉ thúc đẩy xây dựng nông thôn mới gắn liền với phát triển đô thị, thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo xu thế nông nghiệp cao mà còn gắn với tiến trình đô thị hóa nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển bền vững.

Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý IV/2023 là 587.911 lao động, ước quý I/2024 tăng khoảng 0,3% tương đương 1.764 lao động. Thành phố đã chủ động khảo sát, dự báo thị trường lao động; đẩy mạnh việc kết nối hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bằng nhiều hình thức như tư vấn trực tiếp, tư vấn online; tuyên truyền, quảng bá giao dịch việc làm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội; tổ chức các ngày hội việc làm; tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động tại các trường học, địa phương. Tổ chức định kỳ mỗi quý trong năm “Phiên Giao dịch việc làm trực tuyến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và các tỉnh, thành phố lân cận”. Số lượng hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tháng 3/2024 là 447 hồ sơ giảm 39,84% so với tháng trước.

b) Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội

 - Tình hình đời sống dân cư

Trong quý I năm nay, đời sống cán bộ, công chức và người lao động hưởng lương trên địa bàn thành phố Cần Thơ tiếp tục được lãnh đạo các cấp quan tâm, hỗ trợ. Bên cạnh đó, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng thì thu nhập của đại đa số người lao động (NLĐ) vẫn còn tương đối khó khăn. Nhằm chia sẻ, giảm bớt khó khăn cho đoàn viên công đoàn, người lao động, Liên đoàn Lao động thành phố tiếp tục triển khai Nghị quyết số 06/NQ/TLĐ và Quyết định số 7785/QĐ-TLĐ ngày 25/8/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ ngày 16/01/2023 về thực hiện chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng đến các cấp công đoàn.

Liên đoàn Lao động thành phố tổ chức chương trình "Chợ Tết công đoàn năm 2024", với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, chủ đề “Tết sum vầy - Xuân chia sẻ”, chăm lo cho đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức lao động có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức Chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2024”, từ ngày 25/01 đến 31/01/2024, tại hai địa điểm Khu Công nghiệp Trà Nóc 1, quận Bình Thủy và Khu Công nghiệp quận Thốt Nốt; quy mô ở hai địa điểm phục vụ 10.000 người. Với sự tham gia của hơn 20 doanh nghiệp, bán hàng giảm giá, khuyến mãi, gian hàng 0 đồng, tại phiên chợ còn diễn ra nhiều hoạt động như: tặng quà cho đoàn viên khó khăn, tổ chức hội thi Hát Karaoke, tổ chức tuyên truyền an toàn giao thông, thi trưng bày mâm quả ngày Tết, biểu diễn thời trang tái chế “Bảo vệ môi trường”; Hớt tóc miễn phí…Nhân dịp này, trao 8.640 phần quà Tết cho đoàn viên công đoàn và công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, công nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, với tổng số tiền 3,715 tỷ đồng.

Ban Quản lý quỹ Tấm lòng vàng Cần Thơ bàn giao 19 Mái ấm Công đoàn cho công nhân viên chức lao động có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 950 triệu đồng. Xét trợ cấp khó khăn 06 trường hợp đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo số tiền 15 triệu đồng.

 - An sinh xã hội

Nhân dịp tết Nguyên đán: Thành phố Cần Thơ  đã tổ chức thăm, tặng quà Tết cho 63.472 lượt đối tượng với tổng kinh phí 68,877 tỷ đồng; trong đó: ngân sách Trung ương tặng quà Tết cho 8.708 người, số tiền 2,656 tỷ đồng; ngân sách thành phố tặng quà Tết cho 54.764 người, số tiền 66,221 tỷ đồng (mức trợ cấp cao nhất là 1,6 triệu đồng/người và thấp nhất là 01 triệu đồng/người). Tổng số tiền ngân sách và vận động xã hội hóa chăm lo cho các đối tượng trên địa bàn thành phố nhân dịp tết Giáp Thìn năm 2024 trên 115,041 tỷ đồng với 141.842 lượt đối tượng được hỗ trợ (bao gồm hỗ trợ nhà ở, tiền mặt, gạo, nhu yếu phẩm,..).

Hỗ trợ cho người có công và thân nhân của người có công với cách mạng trong quý I năm 2024: Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng với số tiền là 32,588 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, hỗ trợ đột xuất với số tiền 14,290 tỷ đồng là trợ cấp Tết Nguyên đán (trong đó: Trợ cấp Tết từ Ngân sách của Trung ương là 2,655 tỷ đồng, Ngân sách của Thành phố là 11,635 tỷ đồng).

Hỗ trợ cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP trong quý I năm 2024: Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng với số tiền là 73,733 tỷ đồng từ ngân sách Thành phố.

Hỗ trợ đột xuất (trợ cấp tết Nguyên đán) cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ chính sách xã hội không thuộc Nghị định 20/2021/NĐ-CP trong quý I năm 2024 là 55,490 tỷ đồng (từ ngân sách của thành phố). Số thẻ bảo hiểm y tế, sổ, thẻ khám chữa bệnh miễn phí (tính cho tất cả các đối tượng được phát miễn phí) trong quý 1 năm 2024 là 1.082.270 thẻ.

Hỗ trợ người dân hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng thiên tai do mưa lớn, giông lốc và sạt lỡ, sụt lún đất trong quý 1 năm 2024 là 120 triệu đồng.

c) Y tế và chăm sóc sức khỏe người dân

Tình hình dịch bệnh: Tính từ ngày 15/02/2024 đến ngày 14/3/2024, thành phố Cần Thơ ghi nhận 166 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 54 trường hợp so với tháng trước, không có tử vong, giảm 412 trường hợp mắc so với cùng kỳ năm 2023; tay chân miệng ghi nhận 203 trường hợp mắc, tăng 57 trường hợp so với tháng trước, không có tử vong, tăng 100 trường hợp mắc so với cùng kỳ năm trước; sởi và sốt phát ban nghi sởi không ghi nhận trường hợp mắc, không tăng giảm so với cùng kỳ; tiêu chảy 970 trường hợp, giảm 6,5% so với tháng trước.

Công tác y tế dự phòng khác: Triển khai Kế hoạch phòng, chống bệnh dại trên địa bàn thành phố; cập nhật phác đồ hướng dẫn chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ ở người. Tổ chức tiêm chủng thường xuyên và tiêm bù mũi các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng theo Công văn số 31/VSDTTƯ-TCQG ngày 09/01/2024 của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.

Công tác phòng, chống HIV/AIDS: Lũy tích số người nhiễm HIV phát hiện được là 7.572 trường hợp. Trong đó, tử vong 2.725 trường hợp, số nhiễm HIV còn sống 4.847 trường hợp. Điều trị ARV cho 5.299 trường hợp, điều trị Methadone cho 316 trường hợp.

Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm: Trong tháng không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn thành phố.

d) Giáo dục và Đào tạo

Triển khai, tham gia các cuộc thi, hội thi, hoạt động phong trào: Tham gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 năm 2024; cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” năm học 2023 - 2024 cấp quốc gia; Giải Việt dã thành phố Cần Thơ lần III năm 2024...

Tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp thành phố học sinh trung học năm học 2023 - 2024; Hội thi Giáo viên dạy giỏi THPT cấp thành phố năm học 2023 - 2024; Hội nghị giao ban giáo dục tiểu học; giao ban THCS, THPT và GDTX lần 1 năm học 2023 - 2024; Kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT quốc gia năm học 2023 - 2024; Thi nghề phổ thông THPT khóa tháng 3...

Tham mưu trình HĐND thành phố dự thảo Nghị quyết quy định mức học phí đối với cơ sở GDMN, GDPT công lập từ năm học 2023 - 2024; Nghị quyết quy định các khoản thu, mức thu đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí của CSGD công lập; Nghị quyết về cơ chế, chính sách về giáo dục thông minh và học tập suốt đời, trọng tâm là học ngoại ngữ giai đoạn 2021 - 2030 (thực hiện Đề án 09-ĐA/TU).

Lũy kế đến ngày 12/3/2024, tổng số trường đạt chuẩn quốc gia là 350/445 trường, đạt tỷ lệ 78,7%; trong đó: MN 125/172 trường, tỷ lệ 72,7%; TH 148/166 trường, tỷ lệ 89,16%; THCS 55/69 trường, tỷ lệ 79,7%; THPT 22/38 trường, tỷ lệ 57,9%.

e) Hoạt động văn hóa, thể thao

- Lĩnh vực văn hóa: Tuyên truyền cổ động và tổ chức các hoạt động văn hóa thể dục thể thao kỷ niệm ngày lễ, sự kiện của đất nước và thành phố. Đặc biệt, tổ chức Chào năm mới 2024; kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024) và các hoạt động “Mừng Đảng quang vinh - Mừng Xuân Giáp Thìn 2024”; Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3), Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3) và 78 năm Ngày Thể thao Việt Nam (27/3).

Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”: Tham mưu trình Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2024, tham mưu xây dựng Quyết định quy phạm pháp luật của UBND thành phố quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Ấp, khu vực văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Báo cáo kết quả thẩm định mức độ đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023 của xã Mỹ Khánh, xã Trường Long, huyện Phong Điền; báo cáo kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023 đối với xã Trường Xuân B, xã Thới Thạnh, xã Thới Tân, xã Trường Thành, huyện Thới Lai. Phối hợp thực hiện và phát hành 2.396 tờ báo đến 100% ấp, khu vực; 2 kỳ Chuyện văn hóa” và đăng Cổng Thông tin điện tử Sở. Phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Cần Thơ thực hiện chương trình Chuyện văn hóa 06 kỳ phát trên sóng truyền hình thành phố Cần Thơ. Phối hợp Báo Cần Thơ thực hiện trang “Văn hóa cơ sở” 12 kỳ và phát hành đến 599 ấp, khu vực.

Thư viện: Mạng lưới thư viện công cộng bổ sung 3.199 bản sách, đạt 11% kế hoạch năm; phục vụ 832.961 lượt người đọc, đạt 28% kế hoạch năm và 1.716.066 lượt tài nguyên thông tin. Tổ chức Hội Báo Xuân và Cuộc thi Ấn phẩm Xuân Giáp Thìn 2024 thành phố Cần Thơ. Ra mắt và phục vụ tập thông tin chuyên đề “Thành phố Cần Thơ - Dấu ấn 20 năm xây dựng và phát triển (2004 - 2024)”.

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa: Tổ chức phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng thành phố, di tích lịch sử - văn hóa, Đền thờ Vua Hùng thành phố Cần Thơ với 52.640 lượt khách, đạt 26,3% kế hoạch năm. Thực hiện hồ sơ khoa học của 78 hiện vật, đạt 39% kế hoạch năm. Tổ chức chương trình “Sắc xuân miệt vườn”. Tổ chức triển lãm ảnh “Thành tựu 20 năm thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương” và trưng bày chuyên đề “Phong tục đón Tết của dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long”.

Hoạt động nghệ thuật (liên hoan, hội thi, hội diễn): Tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hương sắc Tây Đô; Chương trình “Biểu diễn nghệ thuật và thời trang chào mừng Kỷ niệm 20 năm thành lập thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và Chào năm mới 2024”; Chương trình nghệ thuật “Mừng Đảng quang vinh - Mừng Xuân Giáp Thìn 2024” và Chương trình Countdown chờ đón giao thừa; Chương trình văn nghệ và chương trình họp mặt kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024). Cấp thành phố tổ chức Liên hoan “Ca nhạc, ca cổ, tiểu phẩm Xuân” thành phố Cần Thơ lần thứ XIV năm 2024, kết quả trao 50 giải, đạt 50% kế hoạch năm.

Nhà hát Tây Đô: Tổ chức biểu diễn 09 suất, đạt 18% kế hoạch năm và phục vụ khoảng 3.800 lượt người xem, đạt 15,2% kế hoạch năm.

- Thể dục, thể thao: Chuẩn bị tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” kết hợp tổ chức Tháng hoạt động TDTT cho mọi người và Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2024 và Giải Việt dã, Giải vô địch trẻ, học sinh các môn thể thao thành phố Cần Thơ năm 2024, Giải Việt dã thành phố Cần Thơ lần thứ III năm 2024. Tổ chức Giải Xe đạp thể thao thành phố Cần Thơ mở rộng và Giải Lân Sư Rồng thành phố Cần Thơ mở rộng “Mừng Đảng quang vinh - Mừng Xuân Giáp Thìn 2024”, có 589 VĐV tham dự, thu hút hơn 8.000 lượt người xem.

Tính đến tháng 3/2024, chỉ tiêu người tập luyện TDTT thường xuyên 448.715 người, đạt 98,2% kế hoạch năm; số gia đình thể thao 97.971 hộ, đạt 98,8% kế hoạch năm, số câu lạc bộ TDTT 1.413 CLB, đạt 97,4% kế hoạch năm.

Thể thao thành tích cao: Tổ chức Giải Đua xe mô tô 125cc - 150cc toàn quốc năm 2024, ngày 13/02/2024 (nhằm mùng 4 tết), có 56 tay đua đến từ 34 Câu lạc bộ trên toàn quốc thuộc tỉnh, thành tham dự, thu hút trên 6.000 lượt khán giả xem và cổ vũ. Từ đầu năm đến nay, cử 15 HLV, 85 lượt VĐV (20 nữ) tham dự 05 giải thể thao, đạt 36 huy chương các loại (10 HCV - 04HCB - 22 HCĐ), đạt 6,5% kế hoạch năm.

f) Tình hình trật tự an toàn xã hội

Từ ngày 15/02/2024 đến ngày 14/3/2024, đã xảy ra 12 vụ tai nạn giao thông đường bộ, chết 07 người, 08 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2023, số vụ giảm 03 vụ, số người chết tăng 01 người, số người bị thương giảm 07 người. Lũy kế 03 tháng thành phố đã xảy ra 96 vụ tai nạn giao thông (95 vụ đường bộ, 01 vụ đường thủy), làm chết 37 người (đường bộ) và 87 người bị thương (86 người đường bộ, 01 người đường thủy).

Tình hình cháy, nổ xảy ra 01 vụ cháy ở quận Ninh Kiều, thiệt hại về tài sản khoảng 9,3 tỷ đồng. So với cùng kỳ, tăng 01 vụ cháy, số vụ nổ tương đương (không xảy ra). Lũy kế 03 tháng số vụ cháy là 05 vụ, không xảy ra vụ nổ.

g) Tình hình môi trường

- Vi phạm môi trường: Trong tháng Ba, phát hiện là 01 vụ vi phạm về môi trường (hiện vụ việc đang xác minh làm rõ), số vụ đã xử lý là 01 vụ. So với cùng kỳ năm trước tương đương 01 vụ. Lũy kế 03 tháng, số vụ vi phạm đã phát hiện là 12 vụ, số vụ đã xử lý là 09 vụ, với tổng số tiền xử phạt là 53 triệu đồng.

- Về thiên tai: Trong tháng Ba, chưa phát sinh vụ thiên tai nào. So với cùng kỳ năm trước, số vụ mưa lớn, lốc, sét, sạt lở không tăng, không giảm.

Lũy kế đến hết tháng báo cáo, xảy ra 01 vụ sạt lở ở quận Bình Thủy, làm sạt một phần và ảnh hưởng 06 căn nhà, ước thiệt hại khoảng 300 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2023, số vụ mưa lớn, lốc, sét, không tăng, không giảm; số vụ sạt lở tương đương.

9. Một số giải pháp chủ yếu

Theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới, khu vực, trong nước, chủ động phân tích, dự báo, có phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả. Đảm bảo nguồn cung cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt, gây bất ổn thị trường.

Triển khai nắm sát tình hình các doanh nghiệp hoạt động để có kế hoạch kịp thời, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về điều hành ngân sách nhà nước; tăng cường công tác quản lý thu, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước, đảm bảo sử dụng ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là các dự án trọng điểm, các chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời thu hút các dự án đầu tư lớn để tạo đột phá cho kinh tế của thành phố.

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng có hiệu quả, đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên, các lĩnh vực có thế mạnh của địa phương, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh, thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định, bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ, tín dụng.

Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số, chuyển đổi xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo, đảm bảo phát triển bền vững./.  

CỤC THỐNG KÊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

 

Các biểu số liệu:

Tình hình kinh tế - xã hội và số liệu quý I năm 2024

 

 
Các tin khác