a) Nông nghiệp
Sản xuất Nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 đã thu hoạch lúa đông xuân và lúa hè thu khoảng 144.093 ha, tình hình chăn nuôi không xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; tổng sản lượng thủy sản tăng 7,34% so với cùng kỳ.
Chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản quý II/2024 giảm 0,96% so với quý trước và tăng 3,33% so với cùng kỳ. Trong đó nhóm sản phẩm nông nghiệp tăng 5,79% so với cùng kỳ; nhóm sản phẩm lâm nghiệp và dịch vụ có liên quan giảm 0,30% và nhóm mặt hàng sản phẩm thủy sản khai thác và thủy sản nuôi trồng giảm 3,38%.
- Trồng trọt
Cây lúa: Sáu tháng đầu năm 2024, tổng diện tích đã xuống giống 155.773 ha, giảm 8,29% so cùng kỳ tương đương 14.075 ha; đang duy trì thực hiện 143 mô hình cánh đồng lớn với tổng diện tích 36.471 ha, có 23.666 hộ tham gia.
Lúa đông xuân đã thu hoạch 72.813 ha giảm 2,95% hay 2.215 ha so vụ cùng kỳ năm trước, do hầu hết nông dân chuyển đổi mạnh từ cây lúa và màu qua cây ăn trái. Ở một số vùng có diện tích đất gò (cao) nền đất khó giữ nước hoặc diện tích đất trồng lúa không hiệu quả hay bị chuột cắn phá và chuyển đổi sang cây lâu năm, cây hàng năm khác, xây dựng nhà ở và công trình công cộng…; ước năng suất đạt 74,97 tạ/ha, tăng 0,49 tạ/ha với sản lượng 545.891 tấn, giảm 2,48% so vụ đông xuân năm trước do diện tích giảm…
Lúa hè thu xuống giống 71.280 ha, giảm 2,30% hay 1.676 ha so cùng kỳ, đã thu hoạch 34.072 ha, ước năng suất đạt 58,38 tạ/ha.
Lúa thu đông đã bắt đầu xuống giống với diện tích 11.680 ha, giảm 10.184 ha, do xuống giống chậm so với cùng kỳ.
Hiện nay, nông dân đã nhận cọc từ các công ty, doanh nghiệp thu mua lúa với tiền nhận cọc 3.070.000 - 3.846.000 đồng/ha. Giá lúa tươi được đặt cọc như sau: OM18: 7.500 - 7.700 đồng/kg, OM5451: 7.200 - 7.400 đồng/kg, OM34: 7.000 - 7.500 đồng/kg. Nhìn chung, việc tiêu thụ lúa cũng khá thuận lợi, lúa thu hoạch xong được nông dân bán ngay tại ruộng.
Cây hàng năm khác: Tổng diện tích gieo trồng rau, màu, đậu các loại được 9.455 ha, giảm 9,60% so với cùng kỳ. Trong đó, rau đậu các loại gieo trồng được 7.431 ha, giảm 8,74% hay 712 ha so với cùng kỳ; cây bắp gieo trồng được 611 ha, tăng 0,16% so với cùng kỳ. Giá bán các loại rau màu tăng giảm theo quan hệ cung cầu, thời tiết, chi phí vận chuyển.
Cây lâu năm: Tổng diện tích 6 tháng/2024 ước đạt 27.026 ha, tăng 4,26% hay 1.104 ha so cùng kỳ 2023. Trong đó, diện tích cây ăn quả 25.600 ha, chiếm tỷ trọng 94,95% trong tổng diện tích cây lâu năm. Ngành Nông nghiệp tiếp tục vận động nông dân khôi phục vườn cây ăn trái tập trung, chuyên canh.
Sản lượng cây lâu năm ước tính 6 tháng đạt 113.395 tấn, tăng 6,49% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Sản lượng cây ăn quả ước đạt 107.784 tấn, tăng 6,81% so với cùng kỳ, do những diện tích trồng mới, chuyển đổi từ đất trồng màu sang cây ăn quả từ các năm trước và bà con phun thuốc kích thích cho trái mùa nghịch nhiều vụ trong năm nên sản lượng tăng mạnh hơn cùng kỳ năm 2023.
Hiện nay, nhiều loại trái cây ở Cần Thơ đang bước vào mùa thu hoạch rộ, lượng trái cây từ các nhà vườn về chợ và cửa hàng trái cây dồi dào cả về số lượng và chủng loại nên giá giảm mạnh. Giá bán lẻ các loại sầu riêng chỉ còn từ 65.000 - 90.000 đồng/kg, măng cụt, bòn bon ở mức 45.000 - 50.000 đồng/kg, mận 25.000 - 30.000 đồng/kg, chôm chôm nhãn và chôm chôm Thái ở mức 25.000-35.000 đồng/kg, chôm chôm Java và ổi lê ở mức 15.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, dừa khô đang được thương lái thu mua tại với giá 60.000 đồng/12 trái, giá giảm 30.000 đồng/chục 12 trái so với tháng trước do thị trường xuất khẩu giảm, cước vận chuyển tăng cao.
- Chăn nuôi:
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố không xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm (bệnh tai xanh ở heo, dịch tả heo Châu Phi, Viêm da nổi cục ở trâu, bò, lở mồm long móng gia súc và cúm gia cầm). Hiện trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 234 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm gồm 172 trang trại nuôi heo, 02 trang trại nuôi trâu, 40 trang trại nuôi bò, 20 trang trại chăn nuôi gia cầm.
Tại thời điểm tháng 6/2024, tổng đàn heo ước đạt 133.425 con, tăng 3,97% so cùng kỳ do giá đã ổn định trở lại; đàn bò ước đạt 3.879 con, giảm 11,26%; đàn gia cầm 2.617 nghìn con, tăng 13,56% so cùng kỳ năm trước do giá bán ổn định.
Lũy kế đến tháng 6/2024, có 127.227 con lợn xuất chuồng, ước sản lượng đạt 12.687 tấn, tăng 2,35% so với cùng kỳ ;sản lượng thịt bò ước tính 178 tấn, tăng 5,33%; sản lượng thịt gia cầm ước tính 4.979 tấn, tăng 10,18%; sản lượng trứng gia cầm ước tính 69.410 nghìn quả, tăng 20,84% so với cùng kỳ năm 2023.
Sau nhiều đợt tăng, giảm giá; tới thời điểm đầu tháng 6 giá heo hơi biến động 67.000 - 70.000 đồng/kg. Như vậy từ đầu năm tới nay giá heo hơi đã tăng khoảng 20.000 đồng/kg và và mức giá này tiếp tục biến động trong các tháng tiếp theo.
Toàn thành phố hiện có 40 cơ sở sản xuất và mua bán sản phẩm giống vật nuôi. Trong đó có 38 cơ sở chăn nuôi heo sản xuất con giống và tinh heo (35.000 con heo giống/năm và 100.000 liều tinh heo/năm), 02 cơ sở chăn nuôi vịt sản xuất con giống (300.000 con vịt giống/năm).
b) Lâm nghiệp
Ước tính 6 tháng/2024, toàn thành phố đã trồng được 393 nghìn cây phân tán, giảm 3,68% so cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác ước khoảng 2 nghìn m3, giảm 2,81%; củi khai thác khoảng 28 nghìn ster, tăng 0,48% so cùng kỳ năm trước.
c) Thủy sản
Ngành thủy sản Cần Thơ đã quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, chú trọng phát triển nuôi các đối tượng chủ lực; tiếp tục hướng dẫn các cơ sở, hộ nuôi trồng thủy sản áp dụng quy trình, kỹ thuật nuôi đáp ứng tiêu chuẩn ATTP, đảm bảo nguồn cung hàng hóa thủy sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Tổng diện tích nuôi thủy sản an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn đạt 193 ha bao gồm: 179,2 ha VietGAP và 13,8 ha BAP+ASC (trong đó có 3,85 ha ASC).
Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 119.091 tấn, tăng 7,34% so cùng kỳ 2023. Trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản nội địa ước đạt 116.830 tấn, tăng 7,15% (tập trung chủ yếu ở cá tra, ước đạt 105.350 tấn, so cùng kỳ năm 2023 tăng 7,17%) và sản lượng khai thác thủy sản nội địa ước đạt 2.260 tấn, tăng 17,69% so với cùng kỳ 2023, cụ thể như sau:
Diện tích nuôi trồng thủy sản đến ngày 15/6 (không bao gồm diện tích sản xuất giống) ước đạt 30078 ha, tăng 9,85% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích nuôi cá tra thâm canh, bán thâm canh ước đạt 625 ha, tăng 4,52% hay 27 ha so cùng kỳ 2023 do, nhiều hộ nuôi cá tra đã thu hoạch hết và thả nuôi vụ mới; diện tích các loại cá như: Cá trê, cá rô, điêu hồng, chép... thả nuôi lũy kế được 2.440 ha, tăng 11,26% so với cùng kỳ năm trước.
Theo VASEP cho biết thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam lớn nhất trong 5 tháng đầu năm vẫn là Hoa Kỳ, sau đó đến Trung Quốc, tiếp theo là châu Âu và một số thị trường Nam Mỹ khác. Đối với thị trường Hoa Kỳ, phile cá tra đông lạnh vẫn là mặt hàng chủ lực của xuất khẩu sang thị trường này. Tính đến hết tháng 5/2024, xuất khẩu phile cá tra đông lạnh sang Hoa Kỳ đạt hơn 120 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023.
Hiện nay, giá bán cá tra nguyên liệu dao động dao động 27.000 - 28.000 đồng/kg (kích cỡ 750 - 950 g/con) tăng 1.000 đồng/kg so với tháng trước, giá thành bình quân 26.000 - 27.000 đồng/kg. Giá cá tra nguyên liệu giảm so cùng kỳ 2023 trong khi chi phí nguyên liệu đầu vào tăng khiến các hộ nuôi còn dè chừng với việc thả giống tiếp, cộng với thời điểm tháng 6/2024, lượng cá tra giống của nhiều hộ nuôi đã đến kỳ xuất bán nên nguồn cung dồi dào.
3. Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2024, tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng ước tính tăng 6,08% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,1%, có mức tăng cao hơn so với mức tăng chung.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng Sáu ước tính tăng 4,74% so với tháng trước và tăng 2,09% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,74% và tăng 1,89%; sản xuất và phân phối điện giảm 0,91% và tăng 3,07%; cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải, nước thải tăng 3,28% và tăng 4,71%.
Ước tính quý II/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,30% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,76%; sản xuất và phân phối điện tăng 14,01%; cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải, nước thải tăng 4,80%. Một số ngành có chỉ số IIP quý II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất trang phục tăng 51,34%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 30,93%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 27,51%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 24,36%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 16,79%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 12,39%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 8,93%. Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số IIP giảm so với cùng kỳ: Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 48,31%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 45,43%; dệt giảm 15,53%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 6,85%; sản xuất kim loại giảm 5,74%;…
Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,08% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,79%; sản xuất và phân phối điện tăng 8,10%; cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải, nước thải tăng 2,04%.
Trong 6 tháng đầu năm nay, một số ngành chế biến, chế tạo có chỉ số IIP tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất trang phục tăng 67,93%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 34,94%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 26,51%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 26,21%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 20,58%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 19,71%; … Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số giảm so với cùng kỳ: Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 36,52%; sản xuất kim loại giảm 14,57%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 4,54%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 4,17%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 3,04%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 2,30%.
Một số sản phẩm tăng so với cùng kỳ như: Quần áo may sẵn tăng 97,39%; phân khoáng và phân hóa học NPK tăng 79,50%; đinh, đinh mủ, ghim dập tăng 26,21%; thức ăn gia súc tăng 23,38%; phi lê đông lạnh tăng 14,18%; điện thương phẩm tăng 11,62%; xay xát gạo tăng 4,54%; tôm đông lạnh tăng 1,81%; …Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Thức ăn thủy sản giảm 26,32%; sắt, thép giảm 14,57%; bia đóng lon giảm 7,84%; …
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Ước tháng 6/2024 giảm 0,87% so với tháng trước và giảm 12,11% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng/2024 giảm 1,33% so với cùng kỳ. Tình hình tiêu thụ sản phẩm công nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, một số sản phẩm công nghiệp giảm tiêu thụ ở thị trường nội địa và cả thị trường xuất khẩu. Một số doanh nghiệp sản xuất đang chuyển dần sản xuất sang các công ty con và chi nhánh đặt ở địa bàn tỉnh khác, vì vậy sản xuất giảm và tiêu thụ cũng giảm, cụ thể như: ngành sản xuất thuốc tây, sản xuất xi măng,…
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Tại thời điểm 01/6/2024, tăng 1,58% so với tháng trước và tăng 6,66% so với cùng kỳ. Lượng hàng hóa tồn kho tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp không nhiều. Một số doanh nghiệp ký kết được hợp đồng gia công sản phẩm cho công ty đối tác, vì vậy tồn kho tăng vì chưa đến thời hạn giao hàng.
Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp ước tháng 6/2024 tăng 1,47% so với tháng trước và tăng 5,89% so với cùng kỳ. Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 0,2% và tăng 3,90%; doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 0,78% và giảm 1,54%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 2,51% và tăng 17,34%. Theo báo cáo của các doanh nghiệp may mặc, hiện đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề, nhiều công nhân có thâm niên làm việc lâu năm, tay nghề tốt nghỉ việc để rút bảo hiểm xã hội một lần, vì vậy lao động của một số doanh nghiệp vốn ngoài nhà nước giảm so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sản xuất đế giày có vốn nước ngoài, hiện đang mở rộng sản xuất kinh doanh, tuyển dụng thêm lao động phục vụ sản xuất kinh doanh, vì vậy lao động của doanh nghiệp có vốn nước ngoài tăng so với cùng kỳ.
4. Đầu tư và xây dựng
a) Đầu tư phát triển
Trong quý II/2024, Thành phố tiếp tục tập trung chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư, các đơn vị thi công tăng cường nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình chuyển tiếp, dự án trọng điểm. Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2024 ước tăng 7,77% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn quý II/2024 ước tính đạt 7.316,94 tỷ đồng, tăng 24,77% so với quý I và tăng 12,17% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn nhà nước đạt 2.153,24 tỷ đồng, chiếm 29,43% tổng vốn đầu tư và giảm 12,13%; vốn ngoài nhà nước đạt 4.967,20 tỷ đồng, chiếm 67,89% và tăng 36,16%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 196,50 tỷ đồng, chiếm 2,69% và tăng 32,79% với cùng kỳ.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,08% so với cùng kỳ năm trước..Trong đó, vốn nhà nước đạt 3.811,61 tỷ đồng, giảm 7,35%; vốn ngoài nhà nước đạt 8.970,53 tỷ đồng, tăng 20,65%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 399,10 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) do địa phương quản lý tháng Sáu ước tính đạt 662,17 tỷ đồng, tăng 6,25% so với thực hiện tháng trước. Ước tính quý II năm nay vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN do địa phương quản lý đạt 1.861,94 tỷ đồng, tăng 29,54% so với thực hiện quý trước và tang 4,58% so với cùng kỳ. Trong đó, NSNN cấp Thành phố thực hiện 1.283,06 tỷ đồng, tăng 1,62% so với cùng kỳ; NSNN cấp huyện thực hiện 578,88 tỷ đồng, tăng 11,81%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn (NSNN) do địa phương quản lý đạt 3.299,31 tỷ đồng, tăng 7,04% so với cùng kỳ và đạt 37,46% kế hoạch năm. Trong đó, NSNN cấp Thành phố thực hiện 2.216,26 tỷ đồng, tăng 5,49% và đạt 37,68%; NSNN cấp huyện thực hiện 1.083,05 tỷ đồng, tăng 10,37% và đạt 37,02%.
Dự án trọng điểm của Trung ương trên địa bàn thành phố: (1) Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, giai đoạn 1, dự án thành phần 2 đoạn qua địa bàn thành phố Cần Thơ do Ban quản lý dự án làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư là 9.845 tỷ đồng, được thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương; kế hoạch vốn năm 2024 là 1.500 tỷ đồng. Công tác giải phóng mặt bằng đến cuối tháng 5/2024 đạt trên 99%, còn một số trường hợp chưa thống nhất phương án bồi hoàn, chưa bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Mặc dù dự án đã nhận được những khối cát đầu tiên từ mỏ cát Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Tuy nhiên, sản lượng cát từ mỏ cát này vẫn chưa cung ứng đủ nhu cầu cát san lấp của toàn dự án, chất lượng cát còn lẫn nhiều tạp chất, không đáp ứng được yêu cầu của dự án, nguồn cát nhận về chỉ đủ thi công đường công vụ, san lấp nền và các hạng mục phụ trợ trước khi mùa mưa bão, triều cường về. Hiện nay, các nhà thầu đang tiếp tục thi công phần cầu, dọn dẹp mặt bằng và nạo vét hữu cơ phần đường; (2) Dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn ngang thành phố Cần Thơ - Hậu Giang, có tổng mức đầu tư hơn 10.370 tỷ đồng và chỉ có 1 gói thầu xây lắp. Các nhà thầu tranh thủ thời tiết thuận lợi, duy trì gần 130 mũi thi công, huy động hơn 400 đầu máy móc thiết bị các loại và khoảng 800 kỹ sư, tư vấn giám sát, công nhân, người lao động... trải dài trên toàn tuyến dự án, duy trì thi công 3 ca, kíp/ngày đêm đảm bảo tiến độ đề ra.
Một số Dự án trọng điểm sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn thành phố: (1) Dự án phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị (dự án 3), có tổng mức đầu tư hơn 9.167 tỷ đồng, được thực hiện bằng nguồn vốn ODA, do Ban quản lý ODA làm chủ đầu tư. Kế hoạch vốn năm 2024 được giao 1.875,8 tỷ đồng, dự án cơ bản đã hoàn thành các tuyến kè, cống, âu thuyền, trạm bơm bảo vệ dọc sông Cần Thơ và phần kè rạch Cái Sơn, mương Khai với chiều dài khoảng 10 m, góp phần chống ngập cho vùng lõi nội ô thành phố và kết nối các trục giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển, cùng với các công trình là hệ thống thông tin quản lý rủi ro ngập, hỗ trợ kỹ thuật cho dự án; (2) Dự án đường Vành đai phía Tây nối liền quốc lộ 91 và quốc lộ 61C dự án do Sở Giao thông vận tải thành phố làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư 3.837,7 tỷ đồng. Kế hoạch vốn năm 2024 được giao 310 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã khởi công được 4/7 gói thầu xây lắp, các gói thầu còn lại đã có kết quả thẩm định hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công. Tiến độ giải phóng mặt bằng, bồi hoàn hỗ trợ tái định cư đạt khoảng 54%, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công đạt khoảng 50%, tiến độ thi công 4 gói thầu đạt khoảng 16,92%, dự án đang gặp một số vướng mắc do chủ đầu tư bàn giao mặt bằng chưa liên tục; (3) Dự án khu tái định cư quận Ninh Kiều, tổng mức đầu tư khoảng 460 tỷ đồng, do Ban quản lý dự án và phát triển quỹ đất quận Ninh Kiều làm chủ đầu tư, diện tích 9,17 hecta với 517 nền. Dự án được triển khai từ năm 2019, đến giữa tháng 5/2024 vẫn còn 60 trường hợp chưa bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Đến nay, tiến độ thi công đạt khoảng 80%, đơn vị thi công cơ bản đã hoàn thành những vị trí đã nhận mặt bằng. Dự kiến, công trình này sau khi hoàn thành sẽ bố trí nền tái định cư cho trên 500 hộ dân bị ảnh hưởng bởi những dự án đã và đang triển khai trên địa bàn quận Ninh Kiều; (4) Dự án kè sông Trà Nóc (đoạn từ cầu xẻo Mây đến cầu rạch Chùa), tổng mức đầu tư hơn 272 tỷ đồng, do Chi cục Thủy lợi thành phố làm chủ đầu tư. Dự án đang được triển khai đúng tiến độ, phấn đấu hoàn thành vào cuối năm 2024 để góp phần phòng chống sạt lở, ổn định bờ sông Trà Nóc và bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản của người dân, cơ sở hạ tầng tronh khu vực, đồng thời góp phần đảm bảo quỹ đất chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh, sạch đẹp tại quận Bình Thủy; (5) Dự án đường tỉnh 917, tổng mức đầu tư 996,21 tỷ đồng, do Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố làm chủ đầu tư, kế hoạch vốn năm 2024 là 155 tỷ đồng. Từ khi khởi công đến nay, còn một số trường hợp chưa nhận được tiền bồi hoàn, công tác giải phóng mặt bằng kéo dài, mặt bằng bàn giao không liền tuyến gây khó khăn cho công tác vận chuyển thiết bị, vật liệu vào kênh rạch nhỏ, điều này đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công của công trình. Tiến độ thi công của công trình đạt khoảng 20%; (6) Dự án xây dựng và nâng cấp mở rộng đường tỉnh 923, tổng mức đầu tư trên 576 tỷ đồng do Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư. Kế hoạch vốn năm 2024 là 15 tỷ đồng, đây là một trong những dự án chậm tiến độ của thành phố, khó khăn hiện nay của dự án còn 60% trường hợp bị ảnh hưởng bởi dự án chưa bàn giao mặt bằng, do chưa có kinh phí chi trả bồi hoàn cho các trường hợp bị ảnh hưởng bởi dự án, thêm vào đó nhà thầu chưa tập trung trong thi công. Ngoài những dự án nêu trên, thành phố còn một số dự án trọng điểm đã được phê duyệt, đang trong giai đoạn chuẩn bị và hoàn thiện thủ tục ban đầu sẽ khởi công trong thời gian tới, như: Dự án xây dựng Trụ sở Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ, Dự án xây dựng Khu hành chính thành phố Cần Thơ, Dự án xây dựng Thư viện thành phố Cần Thơ;…
Công tác giải ngân: Tính đến ngày 24/6/2024, tình hình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã giải ngân được 2.780,80 tỷ đồng (bao gồm cả tạm ứng), đạt 31,6% so với KH năm. Trong đó, các nguồn vốn đầu tư công do thành phố quản lý giải ngân được 2.779,96 tỷ đồng, đạt 31,6% so với KH năm 2024, cụ thể: Cấp thành phố giải ngân được 2.030,85 tỷ đồng, đạt 34,5%; cấp quận, huyện giải ngân được 749,95 đạt 25,6%.
Thu hút đầu tư trong nước (ngoài khu công nghiệp): Trong tháng 6 năm 2024, có 01 dự án được Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, vốn đầu tư đăng ký 576,94 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, thành phố có 3 dự án mới, vốn đầu tư đăng ký 727,14 tỷ đồng (02 dự án được Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, 01 dự án cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư). Điều chỉnh 03 dự án (01 dự án giảm quy mô và 02 dự án điều chỉnh tiến độ thực hiện). Lũy kế đến hiện nay có 93 dự án được Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư đang triển khai thực hiện, tổng diện tích sử dụng đất khoảng 1.910,2 ha.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Tháng 6/2024, thành phố Cần Thơ chưa cấp mới dự án. Lũy kế 6 tháng đầu năm, cấp mới 01 dự án, vốn đăng ký 0,15 triệu USD. Lũy kế trên địa bàn thành phố hiện có 81 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 2.274,97 triệu USD (Trong khu công nghiệp 29 dự án, tổng vốn đăng ký 611,98 triệu USD; ngoài Khu Công nghiệp 52 dự án, tổng vốn đăng ký 1.662,99 triệu USD).
b) Hoạt động xây dựng
Lĩnh vực xây dựng tăng trưởng chủ yếu từ các dự án chuyển tiếp, chưa nhiều dự án mới được khởi công, tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu nhất là nguyên liệu cát san lấp, đã đẩy giá cát san lấp tăng cao ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; công tác giải phóng mặt bằng ở một số dự án vẫn còn vướng mắc, nên việc triển khai thi công chưa được đồng bộ.
Giá trị sản xuất ngành xây dựng quý II/2024 (theo giá hiện hành) ước đạt 6.735 tỷ đồng, tăng 11,04% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 4.590,93 tỷ đồng, tăng 10,16%, khu vực loại hình khác đạt 2.040,87 tỷ đồng, tăng 9,22% so với cùng kỳ.
Giá trị sản xuất ngành xây dựng quý II/2024 (theo giá so sánh) ước đạt 4.013,46 tỷ đồng, tăng 9,53% so với cùng kỳ. Trong đó, công trình nhà ở đạt 1.778,34 tỷ đồng, giảm 22,76%; công trình nhà không để ở đạt 733,76 tỷ đồng, tăng 52,37%; công trình kỹ thuật dân dụng đạt 1.293 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 208,36 tỷ đồng, giảm 19,38% so với cùng kỳ.
6 tháng đầu năm 2024, ước thực hiện giá trị sản xuất ngành xây dựng (theo giá hiện hành) đạt 12.922,27 tỷ đồng, tăng 9,29% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 8.696,26 tỷ đồng, tăng 7,67%, khu vực loại hình khác đạt 4.007,55 tỷ đồng, tăng 8,41% so với cùng kỳ. Ước thực hiện giá trị sản xuất ngành xây dựng (theo giá so sánh) đạt 7.712,10 tỷ đồng, tăng 8,43% so với cùng kỳ. Trong đó, công trình nhà ở đạt 3.444,36 tỷ đồng, giảm 25,30%, công trình nhà không để ở đạt 1.395,64 tỷ đồng, tăng 54,42%, công trình kỹ thuật dân dụng đạt 2.426,10 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần, hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 445,99 tỷ đồng, tăng 3,38% so với cùng kỳ.
5. Tình hình hoạt động doanh nghiệp (DN)
a) Tình hình đăng ký doanh nghiệp
Ước 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố có 875 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, không thay đổi so với cùng kỳ; với tổng số vốn đăng ký là 6.150 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 7 tỷ đồng, tăng 6,06% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, có 300 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 27,7% so với cùng kỳ, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm 1.175 doanh nghiệp, tăng 5,86% so với cùng kỳ. Bình quân một tháng có khoảng 196 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2024, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh 700 doanh nghiệp, tăng 42,3% và giải thể 105 doanh nghiệp, tăng 38,2% so với cùng kỳ.
b) Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II/2024 cho thấy: Có 38% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý I/2024; 40% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 22% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn. Dự kiến quý III/2024, có 40% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý II/2024; 42% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 18% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.
Về khối lượng sản xuất, có 41% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất của doanh nghiệp quý II/2024 tăng so với quý I/2024; 40% số doanh nghiệp cho rằng ổn định và 19% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm. Xu hướng quý III/2024 so với quý II/2024, có 40% số doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất tăng, 15% số doanh nghiệp dự báo giảm và 45% số doanh nghiệp dự báo ổn định.
Về đơn đặt hàng mới, có 35,42% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng quý II/2024 cao hơn quý I/2024; 45,83% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng ổn định và 18,75% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng giảm. Xu hướng quý III/2024 so với quý II/2024, có 16,67% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng tăng lên; 46,39% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng ổn định và 14,43% số doanh nghiệp dự kiến đơn hàng giảm.
Về đơn đặt hàng xuất khẩu, quý II/2024 so với quý I/2024, có 30,23% số doanh nghiệp khẳng định số đơn hàng xuất khẩu mới cao hơn; 58,14% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu mới ổn định và 11,63% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu mới giảm. Xu hướng quý III/2024 so với quý II/2024, có 37,78% số doanh nghiệp dự kiến tăng đơn hàng xuất khẩu mới; 46,66% dự kiến ổn định và 15,56% số doanh nghiệp dự kiến giảm.
Qua kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II/2024 cho thấy đại đa số doanh nghiệp nhận định tình hình sản xuất kinh doanh quý II/2024 thuận lợi hơn quý I/2024 và rất nhiều doanh nghiệp đang kỳ vọng vào thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước trong thời gian tới.
6. Thương mại, dịch vụ
a) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn tăng trưởng ổn định, doanh thu bán lẻ hàng hóa từ đầu năm đến nay đều tăng (chủ yếu tăng cao từ tháng 4 - 6/2024), hoạt động dịch vụ, du lịch và vận tải trong tháng đều tăng trên 2 con số so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước quý II/2024 tăng 6,66% so với quý trước và tăng 13,57% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, ước tăng 11,26% so với cùng kỳ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6/2024 ước đạt 11.080,35 tỷ đồng, giảm 0,38% so với tháng trước và tăng 13,08% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính quý II/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 33.400,84 tỷ đồng, tăng 6,66% so với tháng trước và tăng 13,57% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, ước tính đạt 64.717,47 tỷ đồng, tăng 11,26% so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 47.218,72 tỷ đồng, tăng 11,38% so với cùng kỳ năm trước; lưu trú, ăn uống ước đạt 8.201,93 tỷ đồng, tăng 11,20%; du lịch lữ hành ước đạt 296,78 tỷ đồng, tăng 53,53%; dịch vụ khác ước đạt 9.000,05 tỷ đồng, tăng 9,74% so cùng kỳ năm 2023.
Bán lẻ hàng hóa: Tháng 6/2024, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 8.042,59 tỷ đồng, giảm 0,71% so tháng trước và tăng 12,98% so với cùng kỳ. Ước quý II/2024 đạt 24.383,11 tỷ đồng, tăng 6,78% so với quý I/2024 và tăng 13,72% so với quý cùng kỳ. Ước tính 6 tháng đầu năm 2024 doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 47.218,72 tỷ đồng, tăng 11,38% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 02 nhóm ngành hàng giảm so với cùng kỳ (Hàng may mặc giảm 22,19%, do sức mua tại các chợ truyền thống giảm, người tiêu dùng có xu hướng mua sắm trên các trang thương mại điện tử nhiều hơn; phương tiện đi lại giảm 4,74%), còn lại tất cả các nhóm ngành hàng đều tăng so với cùng kỳ, có 05 ngành tăng cao hơn mức tăng bình quân chung, cụ thể: Lương thực, thực phẩm tăng 21,44% đây là nhóm hàng thiết yếu nên nhu cầu khá ổn định, đồng thời các siêu thị và trung tâm thương mại thường xuyên áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi lớn nên thu hút nhiều lượt mua sắm của khách hàng; vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 19,94%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 13,43%, do hiện tại thời tiết khá thuận lợi nên các công trình đều đẩy nhanh tiến độ thi công; nhiên liệu khác (Trừ xăng, dầu) tăng 16,91%; hàng hóa khác tăng 26,86%.
Lưu trú, ăn uống: Doanh thu lưu trú, ăn uống tháng 6/2024 ước đạt 1.458,44 tỷ đồng, tăng 4% so với tháng trước và tăng 14,08% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính quý II/2024 đạt 4.229,91 tỷ đồng, tăng 6,49% so quý I/2024 và tăng 13,37% so cùng kỳ. Ước tính 6 tháng đầu năm 2024 đạt 8.201,93 tỷ đồng, tăng 11,20% so với cùng kỳ. Trong đó, dịch vụ lưu trú ước đạt 747,48 tỷ đồng, tăng 8,45% so với cùng kỳ; dịch vụ ăn uống ước đạt 7.454,45 tỷ đồng, tăng 11,48% so với cùng kỳ.
Du lịch lữ hành: Từ tháng 6 đến hết tháng 8 là mùa cao điểm của du lịch hè, các doanh nghiệp lữ hành chào bán hàng loạt sản phẩm mới cho mùa hè, nhiều khu, điểm du lịch trong thành phố đã mở rộng quy mô với nhiều hình thức mới, thu hút đông khách tham quan, vui chơi, trải nghiệm. Từ tháng 4/2024 doanh thu du lịch lữ hành đã tăng gần 30% so với những tháng trước đó, riêng tháng Năm do có nhiều ngày lễ và nhiều hoạt động được tổ chức trong tháng nên doanh thu tăng khá cao. Bước sang tháng 6/2024 là dịp du lịch hè nên doanh thu cũng tăng cao so với các tháng đầu năm, nhưng giảm so với tháng 5/2024 (-4,15%). Doanh thu du lịch lữ hành tháng 6/2024 ước đạt 63,58 tỷ đồng, tăng 15,46% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính quý II/2024 đạt 180,65 tỷ đồng, tăng 55,55% so quý I/2024 và tăng 49,22% so cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024 ước doanh thu du lịch lữ hành đạt 296,78 tỷ đồng, tăng 53,53% so với cùng kỳ.
Dịch vụ khác: Doanh thu dịch vụ khác tháng 6/2024 ước đạt 1.515,73 tỷ đồng, giảm 2,46% so với tháng trước và tăng 12,55% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành bất động sản quý I/2024 gặp nhiều khó khăn khi số lượng giao dịch và tổng giá trị giao dịch giảm so với cùng kỳ, thì bước sang quý II/2024 thị trường bất động sản dần phục hồi và tăng trưởng trở lại do nhiều dự án chung cư, nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố chuẩn bị đưa vào khai thác sử dụng. Doanh thu tháng 6/2024 tăng 5,13%, giảm 4,63% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ khác ước quý II/2024 đạt 4.607,17 tỷ đồng, tăng 4,88% so quý I/2024 và tăng 11,92% so cùng kỳ. Tính chung 6 tháng năm 2024, doanh thu dịch vụ khác ước đạt 9.000,05 tỷ đồng, tăng 9,74% so cùng kỳ năm 2023. Trong đó có 2 nhóm dịch vụ tăng cao so cùng kỳ là Dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 24,13% và dịch vụ khác tăng 19,04%.
b) Vận tải và bưu chính chuyển phát
Tình hình hoạt động vận tải ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại và phục vụ sản xuất, các đơn vị vận tải hành khách có kế hoạch tăng cường chuyến, lượt trong những ngày, giờ cao điểm trên các tuyến, số lượng phương tiện đảm bảo đủ để phục vụ hành khách đi lại. Tháng 6/2024, tổng doanh thu vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát, tăng 3,20% so tháng trước, tăng 15,15% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024 tăng 13,08% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 6/2024, tổng doanh thu vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát ước đạt 599,11 tỷ đồng, tăng 3,20% so tháng trước, tăng 15,15% so cùng kỳ năm trước. Ước tính quý II/2024 đạt 1.755,96 tỷ đồng, tăng 4,69% so quý trước và tăng 14,41% so cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 3.433,19 tỷ đồng, tăng 13,08% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 894,08 tỷ đồng, tăng 1,21% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 1.813,77 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ; dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 594,93 tỷ đồng, tăng 34,07%; bưu chính, chuyển phát ước đạt 130,40 tỷ đồng, tăng 25,39% so cùng kỳ năm trước.
Vận tải hành khách: Số lượt hành khách vận chuyển trong tháng 6/2024 ước đạt 2.107,35 nghìn hành khách, tăng 6,83% so với tháng trước và tăng 26,97% so với cùng kỳ. Ước tính quý II/2024, số lượt hành khách vận chuyển đạt 5.873,33 nghìn lượt hành khách, tăng 5,99% so với quý trước và tăng 18,86% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, số lượt hành khách vận chuyển ước đạt 11.414,58 nghìn hành khách, tăng 19,09% so với cùng kỳ.
Số lượt hành khách luân chuyển tháng 6/2024 ước đạt 242.509,74 nghìn hành khách.km, tăng 7,14% so tháng trước, tăng 26,60% so với cùng kỳ. Ước tính quý II/2024, số lượt hành khách luân chuyển đạt 665.987,90 nghìn lượt hành khách.km, tăng 15,32% so quý trước và tăng 22,44% so cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, số lượt hành khách luân chuyển ước đạt 1.243.498,11 nghìn hành khách.km, tăng 22,77% so với cùng kỳ.
Vận tải hàng hóa: Khối lượng hàng hóa vận chuyển trong tháng 6/2024, ước đạt 1.357,08 nghìn tấn, tăng so với tháng trước và tăng so với cùng kỳ lần lượt là 1,92%; 19,27%. Ước tính quý II/2024, khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 4.062,81 nghìn tấn, giảm 3,94% so với quý trước và tăng 20,61% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 8.292,41 nghìn tấn, tăng 11,33% so với cùng kỳ.
Khối lượng hàng hóa luân chuyển trong tháng 6/2024 ước tính đạt 225.261,94 nghìn tấn.km, tăng 2,48% so tháng trước, tăng 10,62% so với cùng kỳ. Ước tính quý II/2024, khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 674.730,98 nghìn tấn.km, tăng 1,03% so với quý trước và tăng 13,19% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, khối lượng hàng hóa luân chuyển ước tính đạt 1.342.559,95 nghìn tấn.km, tăng 11,28% so với cùng kỳ.
Bưu chính, viễn thông: Doanh thu bưu chính, chuyển phát tháng 6/2024 ước đạt 22,55 tỷ đồng, tăng 3,31% so với tháng trước và tăng 22,05% so cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 130,40 tỷ đồng, tăng 25,39% so cùng kỳ năm trước.
7. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ
Bước vào dịp hè, nhiều nhóm hàng hóa và giá cả thị trường có phần sôi động, giá cả có thể biến động theo do nhu cầu tăng. Thị trường hàng hóa rất phong phú, đa dạng với nhiều mức giá từ đó người tiêu dùng rất dễ dàng để chọn mua cả trên trực tuyến và trực tiếp tại trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích và tại các chợ truyền thống.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 năm 2024, giảm 0,11% so với tháng trước, tăng 4,16% so với cùng kỳ năm trước, tăng 2,14% so với tháng 12 năm trước; chỉ số giá bình quân 6 tháng đầu năm tăng 3,63% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Trong tháng Sáu, có 5/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng có chỉ số giá tăng so với tháng trước: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,73%, Đồ uống và thuốc lá tăng 0,04%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,03%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,07%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,08%.
Có 4/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng có chỉ số giá giảm so với tháng trước: May mặc, mũ nón và giầy dép giảm 2,00%; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,08%; Giao thông giảm 2,76%; Giáo dục giảm 0,08%. Nhóm Thuốc và dịch vụ y tế, Bưu chính viễn thông có chỉ số ổn định so với tháng trước.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý II/2024 tăng 1,17% so với quý trước, tăng 4,21% so với quý cùng kỳ và tăng 13,29% so với kỳ gốc 2019.
So với quý trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 10/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá tăng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,56%; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,58%; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,18%; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,22%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,43%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,12%; Giao thông tăng 1,03%; Bưu chính viễn thông tăng 0,28%; Giáo dục tăng 3,68%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,72%. Chỉ có nhóm Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,23%.
Các nguyên nhân tác động đến giá CPI tháng 6 năm 2024
Trong 11 nhóm hàng hóa, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có chỉ số giá tăng cao nhất (+0,73%) đa số mặt hàng trong nhóm này tăng mạnh nhất ở nhóm thực phẩm vì trong tháng có dịp Tết Đoan ngọ nên nhu cầu của người dân tăng cao trong dịp này. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,07% do nhu cầu bắt đầu tăng cao trong dịp nghỉ hè.
Giá xăng dầu, biến động trong tháng do thị trường xăng dầu thế giới chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như căng thẳng tại khu vực Trung Đông có dấu hiệu gia tăng, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn. Bên cạnh đó, Ukraine cũng tiếp tục tấn công vào kho chứa dầu của Nga. Từ đầu năm đến nay, cơ quan điều hành đã thực hiện 25 kỳ điều chỉnh giá xăng dầu, trong đó có 10 kỳ tăng đồng loạt, 7 kỳ giảm giá, 8 kỳ giá xăng dầu tăng - giảm đan xen.
Các mặt hàng may mặc có chỉ số giảm mạnh do các sản phẩm được hưởng các chương trình khuyến mãi ưu đãi tại hệ thống siêu thị Coop.
Các nguyên nhân tác động đến giá CPI quý II năm 2024
Trong quý, hầu hết các nhóm đều có chỉ số giá tăng, cụ thể: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống do tăng mạnh ở nhóm thực phẩm đặc biệt là thịt heo do giá heo hơi tăng, dầu ăn thực vật, các loại đậu phộng, đậu đen, đậu nành… Tăng mạnh nhất là nhóm rau củ, đặc biệt là giá cà chua tăng cao do nguồn cung hạn chế. Tuy nhiên, trong nhóm thực phẩm cũng có một số nhóm hàng có chỉ số giá giảm như các loại trái cây do đang bước vào thu hoạch rộ và cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Nhóm giao thông có chỉ số giá tăng trong quý là do sự biến động của giá xăng dầu được các nhà điều hành điều chỉnh theo giá thế giới và thị trường Singapore.
Nhóm giáo dục có chỉ số giá tăng là do sự điều chỉnh của giá học phí tại các trường học công lập và ngoài công lập. Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng so với quý trước chủ yếu do giá nước, giá điện tăng mạnh trong quý do nhu cầu sử dụng tăng cao trong thời điểm thời tiết nắng nóng kéo dài.
Chỉ số giá vàng: Tháng 6/2024 giảm 0,50% so với tháng trước, tăng 33,66% so với cùng tháng năm trước, tăng 22,25% so với tháng 12 năm trước; chỉ số giá quý II/2024 tăng 32,31% so với quý cùng kỳ năm trước và tăng 25,35% so với bình quân quý cùng kỳ. Giá vàng nhẫn sjc ngày 21/6/2024 trên địa bàn thành phố dao động quanh mức 7.570.000 đồng/chỉ.
Chỉ số giá đô la Mỹ: Tháng 6/2024 ổn định so với tháng trước, tăng 7,62% so với cùng tháng năm trước, tăng 4,25% so với tháng 12 năm trước. Chỉ số giá quý II/2024 tăng 7,21% so với quý cùng kỳ năm trước và tăng 3,80% so với tháng 12 năm trước; tăng 5,52% so với bình quân cùng kỳ. Giá đô la Mỹ ngày 21/6/2024 dao động quanh mức 25.468 đồng/USD.
8. Tài chính, ngân hàng
a) Thu, chi ngân sách
Thu, chi ngân sách lũy kế thực hiện đến ngày 20/6/2024, tăng 18,04% so với cùng kỳ. Chi ngân sách địa phương tăng 0,74% so với cùng kỳ, đảm bảo các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi cho hoạt động của bộ máy Nhà nước và các khoản chi khác.
Thu ngân sách nhà nước: Tổng thu ngân sách nhà nước lũy kế thực hiện đến ngày 20/6/2024 đạt 7.978,40 tỷ đồng, bằng 41,48% dự toán HĐND thành phố giao, tăng 18,04% so với cùng kỳ.
Thu nội địa đạt 5.400,14 tỷ đồng, bằng 44,53% so với dự toán HĐND thành phố giao, tăng 17,58% so với cùng kỳ ,trong đó: Thu từ doanh nghiệp nhà nước đạt 328,69 tỷ đồng, giảm 39,32% so với cùng kỳ; thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 614,61 tỷ đồng, tăng 29,24%; thu từ khu vực ngoài nhà nước đạt 1.471,83 tỷ đồng, tăng 35,69%.
Thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 143,35 tỷ đồng, bằng 45,08% so với dự toán HĐND thành phố giao, giảm 36,79% so với cùng kỳ.
Chi ngân sách địa phương: Tổng chi ngân sách địa phương lũy kế thực hiện đến ngày 20/6/2024 đạt 8.821,41 tỷ đồng, bằng 41,34% dự toán HĐND thành phố giao, tăng 0,74% so với cùng kỳ. Trong đó:
Chi cho đầu tư phát triển đạt 5..770,89 tỷ đồng, đạt 42,95% dự toán, giảm 0,12% so với cùng kỳ.
Chi thường xuyên đạt 3..031,29 tỷ đồng, bằng 41,87% dự toán, tăng 8,81% so với cùng kỳ. Trong đó, chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề đạt 1.240,41 tỷ đồng, bằng 41,63% so với dự toán và tăng 10,63% so với cùng kỳ; chi cho sự nghiệp y tế đạt 212,32 tỷ đồng, bằng 56,06% so với dự toán và tăng 13,93% so với cùng kỳ;...
b) Tín dụng ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn chấp hành tốt các quy định về tín dụng, lãi suất, tỷ giá, ngoại hối, bảo đảm hoạt động ngân hàng tiếp tục ổn định, an toàn; tiếp tục tăng cường các giải pháp huy động vốn và mở rộng tín dụng, tập trung vốn cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên và các chương trình, chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Đến cuối tháng 6/2024, vốn huy động giảm 2,34% và dư nợ cho vay tăng 3,55% so với đầu năm.
Vốn huy động: Đến cuối tháng 6/2024 ước ước đạt 115.000 tỷ đồng, giảm 2,34% so với đầu năm, trong đó vốn huy động trên 12 tháng là 12.600 tỷ đồng, chiếm 10,96%, giảm 2,16% so với đầu năm.
Tổng dư nợ cho vay: Đến cuối tháng 6/2024 ước đạt 162.000 tỷ đồng, tăng 3,55% so với đầu năm. Nợ xấu là 4.400 tỷ đồng, chiếm 2,72% tổng dư nợ, cụ thể tập trung vốn cho vay các lĩnh vực ưu tiên:
Cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn: Dư nợ là 47.600 tỷ đồng, chiếm 29,38% tổng dư nợ, tăng 1,92% so với đầu năm.
Cho vay xuất khẩu: Dư nợ là 18.000 tỷ đồng, chiếm 11,11% tổng dư nợ, tăng 9,18% so với đầu năm.
Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Dư nợ là 36.200 tỷ đồng, chiếm 22,35% tổng dư nợ, tăng 2,88% so với đầu năm.
Cho vay công nghiệp hỗ trợ: Dư nợ là 850 tỷ đồng, chiếm 0,52%, tăng 4,04% so với đầu năm.Cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Dư nợ là 80 tỷ đồng, chiếm 0,05%, tăng 11,11% so với đầu năm.
Cho vay nuôi trồng và thu mua, chế biến thủy sản: Dư nợ là 13.500 tỷ đồng, chiếm 8,33% tổng dư nợ, tăng 8,49% so với đầu năm.
Cho vay thu mua lúa, gạo: Dư nợ là 20.300 tỷ đồng, chiếm 12,53%, tăng 11,49% so với đầu năm.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI
1. Lao động, việc làm :
Thị trường lao động có nhiều tín hiệu tích cực, thành phố Cần Thơ không chỉ thúc đẩy xây dựng nông thôn mới gắn liền với phát triển đô thị, thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo xu thế nông nghiệp cao mà còn gắn với tiến trình đô thị hóa nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố theo hướng phát triển bền vững.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, thành phố giải quyết việc làm cho 34.178 lao động (cung ứng lao động đi làm việc nước ngoài là 447 người), đạt 67,54% kế hoạch, tăng 22,17% so với cùng kỳ năm 2023. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển mới và đào tạo nghề cho 23.282 người, đạt 51,74% kế hoạch, tăng 4,32% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong quý I năm 2024 lực lượng lao động (LLLĐ) của thành phố Cần Thơ là 635.257 lao động, ước quý II năm 2024 tăng khoảng 1,5% tương đương tăng khoảng 9.529 lao động. Tổng số lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp Cần Thơ đến tháng 6 năm 2024 là 42.631 lao động, tăng 1.510 lao động so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, số lao động của các doanh nghiệp FDI là 20.398 lao động.
Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm của Thành phố trong quý I năm 2024 là 613.673 lao động, ước quý II năm 2024 tăng khoảng 1,5% tương đương 9.205 lao động. Lực lượng này đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Thành phố đã chủ động khảo sát, dự báo thị trường lao động; đẩy mạnh việc kết nối hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bằng nhiều hình thức như tư vấn trực tiếp, tư vấn online; tuyên truyền, quảng bá giao dịch việc làm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội; tổ chức các ngày hội việc làm; tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động tại các trường học, địa phương.
2. Đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội
a) Đời sống dân cư
Trong 6 tháng đầu năm 2024, đời sống cán bộ, công chức và người lao động hưởng lương trên địa bàn thành phố Cần Thơ tiếp tục được lãnh đạo các cấp quan tâm, hỗ trợ. Bên cạnh đó, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng thì thu nhập của đại đa số người lao động (NLĐ) vẫn còn tương đối khó khăn. Nhằm chia sẻ, giảm bớt khó khăn cho đoàn viên công đoàn, người lao động, Liên đoàn Lao động thành phố tiếp tục triển khai Nghị quyết số 06/NQ/TLĐ và Quyết định số 7785/QĐ-TLĐ ngày 25/8/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ ngày 16/01/2023 về thực hiện chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng đến các cấp công đoàn.
Liên đoàn Lao động thành phố tổ chức chương trình "Chợ Tết công đoàn năm 2024", với với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, chủ đề “Tết sum vầy - Xuân chia sẻ”, chăm lo cho đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức lao động có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức Chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2024” từ ngày 25/01 đến 31/01/2024; tổ chức đoàn đến thăm động viên lực lượng y tế, công nhân vệ sinh làm nhiệm vụ trong đêm giao thừa… có 3.350 người được nhận quà với tổng số tiền trên 3,6 tỷ đồng. Các cấp công đoàn phối hợp với chính quyền, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức chăm lo cho ĐV, NLĐ dịp Tết Nguyên đán với tổng số tiền trên 32,5 tỷ đồng.
Sáu tháng đầu năm, các cấp công đoàn vận động đóng góp Quỹ Tấm lòng vàng Công đoàn Cần Thơ năm 2024 được hơn 1,1 tỷ đồng. Ban Quản lý Quỹ đã trợ cấp khó khăn cho 10 đoàn viên bị bệnh hiểm nghèo số tiền 24 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng mới 16 căn nhà, sửa chữa 02 căn nhà Mái ấm công đoàn với tổng số tiền 840 triệu đồng.
Trong dịp Tết Nguyên đán, các cấp, các ngành tổ chức thăm, tặng quà Tết cho 63.472 lượt đối tượng với tổng kinh phí 68,88 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương là 8.708 người với số tiền 2,66 tỷ đồng, ngân sách Thành phố là 54.764 người, số tiền 66,22 tỷ đồng
Tổng số tiền ngân sách và vận động xã hội hóa chăm lo cho các đối tượng trên địa bàn thành phố nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 trên 115,04 tỷ đồng với 141.842 lượt đối tượng được hỗ trợ (bao gồm hỗ trợ nhà ở, tiền mặt, gạo, nhu yếu phẩm, ...).
b) Công tác an sinh xã hội
Công tác giảm nghèo: Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2024 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024.
Bảo trợ xã hội: Thực hiện trợ giúp xã hội thường xuyên ngoài cộng đồng cho 42.792 đối tượng bảo trợ xã hội với tổng số tiền hàng tháng hơn 24 tỷ đồng.
Hỗ trợ cho người có công và thân nhân của người có công với cách mạng trong quý 2 năm 2024 là 32,59 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, hỗ trợ cho người có công và thân nhân của người có công với cách mạng là 79,47 tỷ đồng.
Hỗ trợ cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP trong quý 2 năm 2024 là 74,43 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, hỗ trợ cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP là 148,16 tỷ đồng.
Hỗ trợ đột xuất (trợ cấp Tết Nguyên đán) cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ chính sách xã hội không thuộc Nghị định 20/2021/NĐ-CP trong 6 tháng đầu năm 2024 là 55,49 tỷ đồng (từ ngân sách của thành phố).
Số thẻ bảo hiểm y tế, sổ, thẻ khám chữa bệnh miễn phí (tính cho tất cả các đối tượng được phát miễn phí) trong 6 tháng đầu năm 2024 là 212.416 thẻ.
Hỗ trợ người dân hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng thiên tai do mưa lớn, giông lốc và sạt lở, sụt lún đất trong quý 2 năm 2024 là 527 triệu đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng thiên tai do mưa lớn, giông lốc và sạt lở, sụt lún đất là 647 triệu đồng.
Thực hiện chính sách Người có công: Toàn thành phố hiện có 4.942 đối tượng người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi thường xuyên với tổng kinh phí hàng tháng gần 11 tỷ đồng; trong đó có 20 Mẹ Việt Nam anh hùng, còn sống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, tất cả các Mẹ đều đã được các đơn vị nhận phụng dưỡng. Thực hiện trợ cấp ưu đãi giáo dục cho 25 học sinh, sinh viên là con của người có công với cách mạng để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, cấp 16 giấy chứng nhận gia đình Liệt sĩ, cấp 06 giấy chứng nhận thương binh, thẩm định đề nghị truy tặng 02 hồ sơ Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 08 hồ sơ cấp lại bằng tổ quốc ghi công. Cập nhật dữ liệu trên hệ thống CSDL quốc gia về dân cư cho 4.234/4.973 đối tượng người có công với cách mạng, đạt tỷ lệ 85,14%.
Hoàn thành xây dựng và tổ chức Lễ bàn giao 30 căn nhà tình nghĩa cho Gia đình chính sách, người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở, mỗi căn trị giá là 70 triệu đồng với tổng số tiền 2,1 tỷ đồng do Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Xổ số kiến thiết Cần Thơ tài trợ
3. Giáo dục và đào tạo
Tham mưu UBND thành phố ban hành Quyết định số 94/QĐ-BCĐ ngày 28 tháng 5 năm 2024 ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thi thành phố; Quyết định số 95/QĐ-BCĐ ngày 28 tháng 5 năm 2024 phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2024; Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 21tháng 5 năm 2024 tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024; Quyết định số 1311/QĐUBND ngày 12 tháng 6 năm 2024 về phê duyệt Phương án tổ chức các Điểm thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Triển khai thực hiện Công văn số 1659/UBND-KGVX ngày 02 tháng 5 năm 2024 của UBND thành phố về việc thực hiện chính sách đối với giáo dục mầm non tại địa bàn có khu công nghiệp, nơi tập trung nhiều lao động; Quyết định số 1293/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 05 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt Tài liệu cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh sử dụng trong cơ sở GDMN. Hướng dẫn các cơ sở GDMN tổ chức hoạt động hè năm 2024.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025 được tổ chức vào ngày 5-6/6/2024 đã diễn ra an toàn, nghiêm túc và trung thực, với 3 môn thi: Toán, ngữ văn, ngoại ngữ. Hơn 14.600 thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 này.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được tổ chức từ ngày 26-29/6/2024, thành phố Cần Thơ có hơn 12.800 thí sinh đăng ký dự thi, với 25 điểm thi chính thức và 9 điểm thi dự phòng; tập huấn nghiệp vụ coi thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại các quận, huyện; họp mặt cơ quan báo, đài về việc chuẩn bị tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia tính lũy kế đến ngày 31/5/2024 là 350/445 trường đạt tỷ lệ 78,7%, trong đó: MN 125/172 trường, tỷ lệ 72,7%; TH 148/166 trường, tỷ lệ 89,16%; THCS 55/69 trường, tỷ lệ 79,7%; THPT 22/38 trường, tỷ lệ 57,9%.
4. Y tế
Tình hình dịch bệnh: Tính từ ngày 15/5/2024 đến ngày 14/6/2024, thành phố Cần Thơ ghi nhận 45 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 16 trường hợp so với tháng trước, không có tử vong, lũy tích từ đầu năm đến nay ghi nhận 298 trường hợp mắc, giảm 740 trường hợp mắc và 01 trường hợp tử vong so cùng kỳ năm 2023; tay chân miệng ghi nhận 144 trường hợp mắc, tăng 92 trường hợp so với tháng trước, không có tử vong, lũy tích từ đầu năm đến nay ghi nhận 495 trường hợp mắc, không có tử vong và tăng 135 trường hợp so cùng kỳ năm 2023; sởi và sốt phát ban nghi sởi ghi nhận 01 trường hợp mắc, không tăng giảm so với tháng trước, lũy tích từ đầu năm đến nay ghi nhận 03 trường hợp mắc, không có tử vong; tiêu chảy 1.303 trường hợp, tăng 26,7% so với tháng trước, lũy tích từ đầu năm đến ngày 14/6/2024 ghi nhận 6.019 trường hợp mắc.
Công tác phòng, chống dịch Covid-19: Trong tháng không ghi nhận trường hợp mắc. Lũy tích từ đầu năm đến nay không ghi nhận trường hợp mắc.
Công tác y tế dự phòng khác: Tiếp tục theo dõi, sát tình hình dịch bệnh Sốt xuất huyết, Tay chân miệng, bệnh đậu mùa khỉ ở người, dịch bệnh cúm A...
Công tác phòng, chống HIV/AIDS: Trong tháng, có 20 trường hợp nhiễm HIV phát hiện mới, không ghi nhận trường hợp tử vong. Lũy tích từ đầu năm đến thời điểm báo cáo, phát hiện 85 trường hợp, 5 trường hợp tử vong, điều trị ARV cho 207 trường hợp, đang điều trị Methadone cho 308 trường hợp (bao gồm điều trị cho người trong và ngoài tỉnh).
Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm: Ngành Y tế đã cấp 70 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống (07 cơ sở sản xuất, 63 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống).
5. Văn hóa, thể thao (VHTTDL)
Văn hóa: Tuyên truyền cổ động và tổ chức các hoạt động VHTTDL kỷ niệm ngày lễ, sự kiện của đất nước và thành phố. Đặc biệt, tổ chức các hoạt động kỷ niệm 20 năm thành lập thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương (01/01/2004-01/01/2024), gắn với Chào năm mới, kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024) và “Mừng Đảng quang vinh - Mừng Xuân Giáp Thìn 2024”; Giỗ Tổ Hùng Vương; Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ lần thứ XI năm 2024; kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Ngày Quốc tế Lao động (01/5) và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).
Thư viện: Trong tháng 6, mạng lưới thư viện công cộng phục vụ 1.258.810 lượt người đọc và 2.584.301 lượt tài nguyên thông tin. Triển lãm sách tại Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền Đình Bình Thủy. Trưng bày 40 quyển sách chuyên đề chào mừng Ngày Quốc tế Thiếu nhi (01/6) và Ngày Gia đình Việt Nam (28/6). Tổ chức vòng sơ khảo cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 thành phố Cần Thơ. Ước sáu tháng đầu năm, bổ sung 4.438 bản sách, đạt 15% kế hoạch năm; phục vụ 3.510.279 lượt bạn đọc, đạt 118% kế hoạch năm.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa: Lũy kế đến nay, tổ chức phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng thành phố, di tích lịch sử - văn hóa, Đền thờ Vua Hùng thành phố Cần Thơ với 167.570 lượt khách, đạt 83,7% kế hoạch năm. Tổ chức sưu tầm và thực hiện hồ sơ khoa học của 202 hiện vật, đạt 101% kế hoạch năm.
Hoạt động nghệ thuật (liên hoan, hội thi, hội diễn): Cấp thành phố tổ chức 01 cuộc, đạt 50% kế hoạch năm: Liên hoan “Ca nhạc, ca cổ, tiểu phẩm Xuân” thành phố Cần Thơ lần thứ XIV năm 2024, kết quả trao 50 giải. Cấp khu vực toàn quốc tham gia 02 cuộc, đạt 50% kế hoạch năm: Hội thi Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 đến 07/5/2024), đạt 01 HCV và 02 HCV; Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách - Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) đạt giải Nhất toàn đoàn.
Nhà hát Tây Đô: Tháng 6/2024, tổ chức biểu diễn 07 suất và phục vụ khoảng 2.500 lượt người xem. Tính từ đầu năm đến nay, đã tổ chức biểu diễn 36 suất đạt 72% kế hoạch năm và phục vụ khoảng 16.030 lượt người xem, đạt 64,12% kế hoạch năm.
Thể dục, thể thao (TDTT) quần chúng: Thực hiện tuyên truyền, cổ động trực quan Chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em trên địa bàn thành phố năm 2024. Tham mưu dự thảo Kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 297-KL/TU ngày 09 tháng 5 năm 2024 của Thành ủy về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị “Về phát triển thể dục, thể thao trong giai đoạn mới”.
Thể thao thành tích cao: Tính đến tháng 6/2024, số môn thể thao cấp quốc gia 20 môn, đạt 100% kế hoạch năm; số VĐV đạt đẳng cấp quốc gia 121 VĐV, đạt 96% kế hoạch năm. Cử 11 trưởng đoàn, 85 HLV, 445 VĐV (198 nữ) tham dự 39 giải thể thao, đạt 193 huy chương các loại: 50 Huy chương vàng (HCV) - 54 Huy chương bạc (HCB) - 89 Huy chương đồng (HCĐ), đạt 35% kế hoạch năm (Trong đó: đạt 02 HCV Giải vô địch và vô địch trẻ Judo Đông Nam Á tại Indonesia; 01 HCB, 01 HCĐ tại Giải vô địch Karate Đông Nam Á năm 2024 tại Thái Lan; 01 HCV, 10 HCB, 05 HCĐ tại Giải vô địch quốc gia môn Điền kinh người khuyết tật năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh; 01 HCĐ Giải vô địch Boxing U22 và Trẻ Châu Á năm 2024).
6. Chính sách lao động - xã hội
Lĩnh vực lao động: Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Cần Thơ đã thực hiện tư vấn việc làm, chính sách việc làm và học nghề cho 18.119 lượt người, giới thiệu việc làm trong và ngoài nước cho 1.344 lượt người, cung ứng lao động trong và ngoài nước cho 236 lượt người; thông qua các hình thức như: gián tiếp qua email, tổng đài điện thoại, nhóm Quản trị nhân sự Cần Thơ, mạng xã hội Zalo và Facebook của Trung tâm, Cổng thông tin Việc làm Cần Thơ, mã QR của Trung tâm; trực tiếp qua các Ngày Gặp gỡ nhà tuyển dụng tại Trung tâm, Điểm tư vấn việc làm tại Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giới thiệu việc làm năm 2024. Thu thập thông tin của 955 lượt lao động có nhu cầu tìm việc cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm thống kê thực trạng thị trường lao động do Trung tâm quản lý. Số lượng hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong kỳ báo cáo 2.294 hồ sơ, tăng 34,23% so với tháng báo cáo liền trước (1.709 hồ sơ).
7. Tình hình tai nạn giao thông, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường
Tai nạn giao thông và phòng chống cháy nổ: Từ ngày 15/5/2024 đến 14/6/2024, theo báo cáo của Ban An toàn giao thông thành phố Cần Thơ đã xảy ra 27 vụ tai nạn giao thông, trong đó: 26 vụ tai nạn giao thông đường bộ, chết 14 người, 12 người bị thương; 01 vụ tai nạn giao thông đường thủy, chết 01 người. Lũy kế 6 tháng, xảy ra 151 vụ tai nạn giao thông (đường bộ 148 vụ, đường thủy 03 vụ), 72 người chết, 118 người bị thương.
Tình hình cháy nổ tháng 6/2024 (từ ngày 15/5/2024 - 14/6/2024) trên địa bàn Thành phố xảy ra 03 vụ cháy, không xảy ra vụ nổ. So với tháng trước tương đương (03/03 vụ), không thiệt hại về người; lũy kế 06 tháng số vụ cháy là 12 vụ cháy, làm 01 người chết và 3 người bị thương.
Bảo vệ môi trường: Tháng Sáu, số vụ vi phạm về môi trường đã phát hiện là 02 vụ, số vụ đã xử lý là chưa xử lý vụ nào, hiện còn đang xác minh. So với cùng kỳ năm trước số vụ vi phạm đã phát hiện tăng 02 vụ, số vụ đã xử lý tương đương. Lũy kế 6 tháng, số vụ vi phạm đã phát hiện là 15 vụ, số vụ đã xử lý là 09 vụ, với tổng số tiền xử phạt là 53 triệu đồng. So với cùng kỳ năm trước, số vụ vi phạm đã phát hiện tăng 07 vụ, số vụ đã xử lý tăng 04 vụ.
Tình hình thiên tai: Trong tháng 6 năm 2024 trên địa bàn thành phố Cần Thơ xảy ra 03 vụ lốc, 01 vụ mưa đá, và 05 vụ sạt lở; ước thiệt hại khoảng 1.692 triệu đồng. Lũy kế đến hết tháng báo cáo, trên địa bàn thành phố Cần Thơ xảy ra 01 vụ mưa lớn, 04 vụ lốc, 01 vụ mưa đá và 16 vụ sạt lở bờ sông; ước thiệt hại khoảng 15.594 triệu đồng.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Một là, tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; tích cực đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm cấp bách, xử lý ngay những điểm nghẽn, nút thắt chính trong hoạt động đầu tư công như công tác chuẩn bị dự án, giải phóng mặt bằng.
Hai là, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính nhằm đầy mạnh thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là các dự án có nguồn vốn lớn, các dự án liên quan đến lĩnh vực sản xuất công nghiệp, hạ tầng thông tin, kỹ thuật số, dự án FDI, nhằm tạo bước đột phá, tạo sự thay đổi rõ rệt mang tính đột biến cho phát triển kinh tế.
Ba là, triển khai hiệu quả các giải pháp phù hợp kích cầu thương mại và dịch vụ, phát triển du lịch “miệt vườn”; đẩy mạnh xuất khẩu tại các thị trường truyền thống với sản phẩm đa dạng và tìm kiếm mở rộng các thị trường mới.
Bốn là, tiếp tục theo dõi, dự báo nguồn cung - cầu hàng hóa; đặc biệt theo dõi diễn biến giá cả hàng hóa, giữ vững ổn định kinh tế, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp, người dân trên địa bàn.
Năm là, tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thuế, tích cực khai thác nguồn thu, đôn đốc thu nộp kịp thời đối với các khoản phải nộp. Tiết kiệm chi, cắt giảm chi thường xuyên, các nhiệm vụ chi chưa thật sự cấp bách. Rà soát lại nguồn thu của từng khoản thu, sắc thuế trong từng giai đoạn phục hồi và phát triển và các chính sách miễn, giảm, gia hạn của Trung ương đang còn được áp dụng; thúc đẩy tăng trưởng tín dụng có hiệu quả đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung tín dụng và lĩnh vực sản xuất và các lĩnh vực ưu tiên./.
CỤC THỐNG KÊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Các biểu số liệu:
Tình hình KTXH quý II và 6 tháng năm 2024
Số liệu KTXH Quý II và 6 tháng năm 2024